Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Giải đáp viêm tai giữa có nên chích mủ không?
Để trả lời câu hỏi viêm tai giữa có nên chích mủ không, chúng ta cần biết về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Phần lớn các bệnh viêm tai đều có khả năng chữa trị thành công nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Trong đó, chích mủ là biện pháp được cân nhắc sử dụng đối với các bệnh nhân có tình trạng ứ mủ cần đưa dẫn gấp mủ ra bên ngoài ngoài, kể cả là với trẻ nhỏ. Với phương pháp này bác sĩ sẽ có chỉ định cần thiết để thực hiện điều trị rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ.
Viêm tai giữa có nên chích mủ không? Thực tế y học đã chứng minh liệu pháp này hoàn toàn cần thiết bởi:
- Việc chích mủ giảm nhẹ gánh nặng cho màng nhĩ.
- Tránh trường hợp bệnh kéo dài.
- Hạn chế tối đa tình trạng tái phát nhiều lần của bệnh.
- Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa.
- Không để bệnh lý này tiến triển, lây lan, làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
- Giảm trừ khả năng ảnh hưởng của bệnh đến thính lực.
- Bảo vệ tính mạng người bệnh trước những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe.
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi Họng, chích rạch mủ không hề nguy hiểm. Nếu kết hợp với điều trị tốt thì bệnh có khả năng khỏi trong thời gian ngắn khoảng 2 tuần. Khi đó, vết thương do chích mủ được chữa lành và thính lực của trẻ được phục hồi.
Bởi vậy nếu đã được bác sĩ tư vấn và chỉ định thì bạn không nên quá lo lắng về độ an toàn của liệu pháp này. Nhất là đối với trẻ nhỏ càng nên xử lý sớm thì con sẽ càng tránh được những nguy hiểm về sau.
Khi nào cần chích mủ viêm tai giữa? Các biến chứng nguy hiểm
Việc điều trị bệnh viêm tai giữa sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Thông thường bệnh viêm tai giữa sẽ tiến triển qua ba giai đoạn: sung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Khi tai chuyển sang giai đoạn 2 (giai đoạn ứ mủ) thì chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ luôn được khuyến khích áp dụng.
Nếu tình trạng ứ đọng lâu thì các ổ viêm sẽ làm hoại tử phần mỏng nhất của màng nhĩ, và mủ chảy ra ngoài qua ống tai. Khi đó tình trạng màng nhĩ thủng là điều tất yếu, gây khó khăn cho điều trị.
Riêng đối với trẻ em, chích mủ thường được cân nhắc khi trẻ xuất hiện tình trạng ứ mủ cấp. Lúc này cần dẫn lưu đưa ra ngoài gấp nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý chung cho bệnh nhân trước khi tiến hành chích mủ: Cần điều trị các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,… trước để hạn chế vi khuẩn tấn công lên tai đặc biệt là tai giữa.
Tuy nhiên, cũng giống như khi thực hiện bất kì thủ thuật y tế nào cũng có rủi ro, việc chích mủ cũng có thể gây nên những biến chứng xấu. Cụ thể là nhiễm trùng, thủng màng nhĩ,… nếu không tiến hành cẩn thận.
Cách chích mủ viêm tai giữa
Khi đã có câu trả lời viêm tai giữa có nên chích mủ không? mọi người nên tham khảo cách thực hiện để quyết định nên thực hiện phương pháp này hay không. Hiện nay chỉ định chích mủ viêm tai giữa đã được mở rộng ở trẻ em. Điều này góp phần tích cực vào quá trình điều trị cũng như phục hồi thương tổn sau này ở trẻ.
Cụ thể, khi thực hiện chích mủ viêm tai giữa, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y khoa để đưa ống dây dài vào tai và thực hiện hút dịch mủ tiết ra từ tai.
Quy trình chích mủ viêm tai giữa được tiến hành qua các bước:
- Kiểm tra sức khỏe tổng quan: Đây là bước đầu tiên để đảm bảo người bệnh đủ điều kiện tiến hành thủ thuật chích mủ.
- Khám tai lâm sàng: Soi tai thật kỹ lưỡng.
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ kê thuốc giảm đau để hạ thân nhiệt và thuyên giảm cơn đau do viêm tai giữa gây ra.
- Nhỏ thuốc: Các bác sĩ sẽ tiến hành nhỏ vào tai dung dịch y tế có khả năng làm mềm dịch tiết trong tai. Điều này giúp cho quá trình trích, hút mủ viêm tai giữa nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Tiến hành chích rạch: Thực hiện trích rạch ở 1/4 góc tai sau, dưới màng tai để tạo không gian dẫn lưu mủ ra bên ngoài.
- Vệ sinh: Khi mủ thoát ra bên ngoài, cồn boric được bác sĩ sử dụng để đặt vào tai nhằm sát khuẩn vết thương.
- Chăm sóc: Sau khi thực hiện chích mủ, người bệnh được nghỉ ngơi tại chỗ. Và bác sĩ trực tiếp hướng dẫn cách chăm sóc cũng như hẹn ngày tái khám.
Bên cạnh chích mủ, để tiêu trừ mủ do viêm tai giữa, các bác sĩ có thể cân nhắc đến các biện pháp phẫu thuật khác như:
- Mổ nội soi viêm tai giữa.
- Mở thượng nhĩ.
- Mở sào bào thượng nhĩ.
- Khoét rỗng đá chũm một nửa khoang hoặc khoét rỗng đá chũm toàn bộ.
- Phẫu thuật chỉnh hình khu vực tai giữa.
Lưu ý cho người bệnh khi thực hiện chích mủ chữa viêm tai giữa
Tuy chỉ là thủ thuật y tế đơn giản, được tiến hành nhanh chóng, thế nhưng những lưu ý sau đây lại vô cùng quan trọng, phục vụ trực tiếp quá trình điều trị bằng chích mủ cho viêm tai giữa. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn địa chỉ uy tín để tiến hành chích mủ: Nên chọn những cơ sở y tế chuyên khoa, chất lượng cao để đảm bảo quy trình thực hiện an toàn và chính xác.
- Tuyệt đối tuân theo chỉ định bác sĩ về việc sử dụng thuốc, sinh hoạt, vệ sinh vết thương,… sau phẫu thuật.
- Tái khám đúng thời hạn đã được bác sĩ chỉ định.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, bồi bổ cơ thể để đảm bảo sức khỏe, tăng đề kháng giúp điều trị bệnh nhanh chóng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm phải nhai nhiều, dễ ảnh hưởng đến vết thương tai. Hạn chế đồ ăn nhiều ngọt, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích,… làm chậm thời gian khôi phục vết thương.
- Chú ý đến vấn đề vệ sinh tai mũi họng nói chung, tránh lây lan vi khuẩn sang vết thương hở.
Như vậy câu hỏi viêm tai giữa có nên chích mủ không đã được các bác sĩ giải đáp khá chi tiết. Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh đã có cho mình những kiến thức tổng quan về căn bệnh cũng như tầm quan trọng của việc điều trị bệnh kịp thời bằng phương pháp chích mủ.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!