Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng khó chịu như đau tai, sưng tấy, nghe kém hay chảy dịch tai. Và vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất lúc này đó là “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?” Hãy theo dõi bài viết này để có được câu trả lời cho mình.
Bệnh viêm tai giữa có chữa khỏi được không và chữa bằng cách nào?
Theo Tây y, viêm tai giữa là một bệnh rất dễ khởi phát sau khi người bệnh trải qua các bệnh cảm cúm thông thường hay dị ứng. Bởi lúc này các loại virus, vi khuẩn sẽ xuất hiện và gây sưng ống nối tai giữa và cổ họng, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn kéo dài. Chính vì vậy mà các loại vi trùng dễ dàng đi thẳng từ cổ họng tới tai giữa gây viêm.
Còn theo Đông y, viêm tai giữa hình thành do nhiệt tà và phong độc ứ đọng lâu ngày làm cho tích tụ huyết khí ở tai, lâu ngày gây ra tình trạng đau nhức và sưng tấy khó chịu.
Bị viêm tai giữa có chữa khỏi được không?
Câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra đó là viêm tai giữa có chữa khỏi được không bởi những triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi đối tượng chủ yếu mắc phải lại là trẻ dưới 10 tuổi.
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, viêm tai giữa có thể được chữa khỏi khi người bệnh được thăm khám và được áp dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp và đúng theo phác đồ. Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến mất thính lực hoàn toàn, thậm chí là tê liệt dây thần kinh xung quanh mặt.
Một điều mà người bệnh cần lưu ý đó là đối với một số trường hợp do có hệ miễn dịch tốt nên các triệu chứng của bệnh có thể cải thiện chỉ sau 3-5 ngày mà không cần phải điều trị bằng thuốc hay bất cứ phương pháp nào. Tuy nhiên, phần lớn bệnh lý này sẽ không thể tự khỏi nếu như không được can thiệp y tế đúng cách.
Phương pháp chữa viêm tai giữa phổ biến hiện nay
Điều trị viêm tai giữa càng sớm thì càng khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó là ngăn ngừa được biến chứng không hay xảy ra. Hiện nay, có thể sử dụng các phương pháp điều trị viêm tai giữa như sau:
1. Sử dụng phương pháp Tây y điều trị viêm tai giữa
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa là do vi khuẩn, virus chính vì vậy dùng thuốc tân dược được bác sĩ chỉ đinh. Sau đây là những thuốc trị viêm, sưng thường dùng.
- Thuốc kháng sinh
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, không phải tất cả trường hợp viêm tai giữa đều phải sử dụng kháng sinh. Với trẻ nhỏ, nếu các cơn đau, sốt trong 48-72 không chấm dứt thì có thể cho trẻ dùng kháng sinh theo như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường thì một liệu trình dùng kháng sinh sẽ kéo dài đến 10 ngày. Với trẻ em từ 6 tuổi trở lên và không bị nhiễm trùng nặng thì chỉ cần dùng khoảng 5-7 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hãy nhớ, điều trị thuốc kháng sinh với bệnh viêm tai giữa bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng. Tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc, ngưng thuốc giữa chừng khi nhận thấy triệu chứng thuyên giảm.
- Thuốc không kê đơn
Người bệnh cũng có thể khắc phục các triệu chứng của viêm tai giữa bằng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau không cần bác sĩ kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen. Bên cạnh đó, một số thuốc nhỏ tai cũng được bác sĩ khuyến cáo trong trường hợp viêm tai giữa để chống viêm, giảm đau.
- Đặt ống thông màng nhĩ
Với những trường hợp người bệnh liên tục mắc viêm tai giữa, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ bị mất thính lực kéo dài, chậm nói, bác sĩ sẽ khuyến cáo đặt ống thông hơi vào màng nhĩ.
Đặt ống thông màng nhĩ nhằm mục đích cân bằng áp suất không khí bên trong tai, giúp các chất lỏng bị mắc kẹt thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
2. Thuốc Đông y chữa viêm tai giữa an toàn, hiệu quả
Điều trị viêm tai giữa, Đông y sẽ tập trung vào giải quyết từng giai đoạn nhằm khắc phục và cải thiện các triệu chứng bệnh được tốt nhất. Ở mỗi người bệnh sẽ có bài thuốc khác nhau nên người bệnh cần đến địa chỉ Đông y uy tín để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
Ngoài ra, để giúp cải thiện nhanh chóng viêm tai giữa thầy thuốc, bác sĩ Đông y cũng có thể kết hợp giữa thuốc với phương pháp châm cứu bấm huyệt.
Ưu điểm khi điều trị viêm tai giữa bằng Đông y
- Thuốc Đông y giải quyết bệnh từ căn nguyên, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
- Bài thuốc sử dụng hoàn toàn thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
- Thuốc Đông y có thể phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Hạn chế khi chữa viêm tai giữa bằng Đông y
- So với thuốc Tây y, thuốc Đông y cần thời gian để thuốc phát huy công dụng của mình. Bởi vậy, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, không nóng vội cũng như bỏ dở giữa chừng.
- Khá lích kích trong khâu đun sắc, thuốc khó uống.
- Hiệu quả của thuốc Đông y sẽ tùy thuộc vào từng người bệnh. Người hợp thuốc sẽ có hiệu quả nhanh và ngược lại.
Một số bài thuốc chữa viêm tai giữa mà bạn có thể áp dụng như:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc gồm: Sài hồ, long đờm thảo, kim ngân hoa, cam thảo, sinh địa, đan bì, hoàng cầm, đương quy, bạc hà.
- Cách chế dùng: Trộn đều các vị thuốc, sắc mỗi ngày một thang, uống 3 lần/ ngày.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc gồm: Cam thảo 4g, chi tử 8g, đương quy 8g; hoàng cầm, mộc thông, sinh đại, long đờm thảo, sa tiền tử, mỗi vị 12g.
- Cách chế dùng: Trộn đều các vị thuốc và sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống hết trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc gồm: Hoàng bá 8g; cam thảo 4g; trần bì 6g; đương quy 8g; thăng ma 8g; đẳng sâm, sài hồ, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh, mỗi vị 12g.
- Cách chế dùng: Các vị thuốc đem tán thành bột, mỗi lần dùng 20g hòa tan với nước. Uống 3 lần/ ngày.
Lưu ý trong điều trị viêm tai giữa ngăn ngừa tái phát
Do viêm tai giữa có thể dễ dàng tái phát nếu có điều kiện thuận lợi nên người bệnh cần phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Đồng thời lưu ý những vấn đề dưới đây để sớm cải thiện tình trạng bệnh.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa đưa ra, đúng liều, đúng lượng, thời gian. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi kế hoạch dùng thuốc.
- Dù cho các triệu chứng bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm nhưng bạn tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc.
- Đảm bảo vệ sinh tai đúng cách, không dùng tay để gãi hoặc ngoáy.
- Chỉ nên dùng 1 lần với tăm bông vệ sinh tai để bảo đảm an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Khi tắm hoặc rửa cần tránh nước hoặc xà bông chui vào lỗ tai, nếu chẳng may thì hãy vệ sinh tai và để khô.
- Không nên ngâm mình dưới nước quá lâu hoặc đi bơi nếu bệnh chưa khỏi hẳn.
- Hãy tăng cường bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?”. Viêm tai giữa khiến cuộc sống của người bệnh gặp khó khăn, nhất là nếu bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới thính lực. Bởi vậy, chủ động thăm khám khi mắc bệnh là điều mà bạn nên làm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!