Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc giải đáp chính xác những thắc mắc trên!

Cloxit là gì? Áp dụng vào y tế như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng cloxit mọi người nên nắm được thông tin cơ bản về loại thuốc này. Khi đã có cơ sở khoa học rõ ràng thì người bệnh cũng phần nào được yên tâm hơn trong quá trình chữa trị.

Thuốc cloxit được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm nói chung 
Thuốc cloxit được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm nói chung

Thuốc cloxit chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, từ lâu cloxit đã được biết đến là một trong những loại thuốc kháng sinh có công dụng tuyệt vời. Thành phần chính có trong thuốc là Cloramphenicol một hợp chất có khả năng ngăn chặn, tiêu diệt các vi khuẩn, khiến chúng không thể sinh sản và phát triển. Bởi vậy, cloxit có thể nói là sự lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị các bệnh liên quan đến viêm, nhiễm. 

Thuốc cloxit thường được điều chế dưới dạng viên, có thể đóng thành vỉ hoặc thành lọ, tuỳ vào mỗi cách đóng gói mà số lượng viên sẽ khác nhau. Trong y tế, cloxit được chỉ định dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm, ho,… 

Khi sử dụng thuốc này để điều trị bệnh, người bệnh chỉ nên sử dụng với liệu lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng trong thời gian quá dài thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, nặng hơn có thể dẫn tới mất máu, liệt cơ bắp,…

Cloxit có nhiều công dụng trong việc kháng viêm như vậy thì có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa được không? Nếu điều trị được thì đâu là cách sử dụng đúng?

Chữa viêm tai giữa bằng cloxit như thế nào hiệu quả nhất?

Như đã nói ở trên, việc lạm dụng thuốc mang lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng và điều trị bệnh viêm tai giữa bằng cloxit cũng vậy. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần hết sức cẩn thận, chỉ dùng đúng như liều lượng mà bác sĩ đã kê cho. 

Những trường hợp bị viêm tai giữa có thể kết hợp uống thêm cloxit để làm giảm tình trạng viêm, mưng mủ ở tai. Nhờ vậy mà tai sẽ được sạch hơn, vi khuẩn trong tai cũng giảm đáng kể góp phần giúp người bị viêm tai giữa sớm thoát khỏi các triệu chứng bệnh.

Trước khi sử dụng thuốc cloxit cần tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế
Trước khi sử dụng thuốc cloxit cần tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế

Với đối tượng người dùng là trẻ em hay người lớn liều dùng sẽ là khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Người lớn có thể dùng 1-2 viên cloxit loại 250mg mỗi lần uống, chia làm 4 lần uống.
  • Nếu là trẻ em thì liều lượng sẽ nhỏ hơn, chỉ nên cho các bé sử dụng 1 viên loại 50mg, chia làm 4 lần uống.

Tuy nhiên, liều lượng uống ở trên cũng chỉ mang tính tham khảo. Tùy thuộc vào tình trạng viêm tai giữa nặng hay nhẹ mà người bệnh điều chỉnh sao cho hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Nếu như có nhỡ quên dùng một liều thuốc, người bệnh nên uống bù lại càng sớm càng tốt. Vậy nhưng nếu như thời gian đó gần kề với thời gian uống liều kế tiếp theo lịch uống thuốc thì người bệnh viêm tai giữa có thể bỏ qua và đợi để uống liệu mới, tránh uống các liệu quá gần nhau và cũng không cần gấp đôi liều đã quy định. 

Có nên sử dụng cloxit trị viêm tai giữa không? Lưu ý khi dùng

Với công dụng cũng như cách dùng ở trên thì cloxit có thực sự phù hợp để điều trị viêm tai giữa hay không? Theo các bác sĩ, cloxit không phải là thuốc đặc trị viêm tai giữa vậy nên người bệnh vẫn cần sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. 

Chữa viêm tai giữa bằng cloxit có công dụng chính là tiêu viêm, giảm mủ ở tai, vậy nên thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ, khi bệnh nặng hơn thì cần có thêm những biện pháp chữa trị mạnh tay khác. 

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân viêm tai giữa nặng có thể kết hợp sử dụng cloxit và các loại thuốc đặc trị khác
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân viêm tai giữa nặng có thể kết hợp sử dụng cloxit và các loại thuốc đặc trị khác

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra một vài khuyến cáo, nhắc nhở người dùng nên chú ý khi sử dụng như: 

  • Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc theo ý mình. Việc uống thuốc cần được làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu người bệnh lạm dụng uống quá nhiều thuốc thì sẽ dẫn tới rất nhiều những tác dụng phụ khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bản thân.
  • Trong trường hợp đã lỡ sử dụng thuốc quá liều, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
  • Nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, người bệnh cần báo lại ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Trong giai đoạn này, nếu có đang sử dụng thêm loại thuốc nào người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ, dược sĩ biết bởi có một số loại thuốc khi kết hợp với cloxit sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Nếu bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai, tốt nhất nên hạn chế sử dụng thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thì cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng thuốc vì những tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng không tốt tới trẻ nhỏ. 
  • Trẻ em dưới năm tuổi chưa được sử dụng thuốc.
  • Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ thay đổi xấu nào, người bệnh viêm tai giữa nên dừng ngay biện pháp điều trị này lại.
  • Khả năng hoạt động và hiệu quả của thuốc có thể bị giảm khi thuốc tương tác với một số loại thuốc khác hoặc các loại thực phẩm, đồ uống. Cụ thể, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bên cạnh việc sử dụng cloxit chữa viêm tai giữa, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cường bổ sung thêm rau và hoa quả cho thực đơn bữa ăn hàng ngày.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, hạn chế bệnh tật. 
  • Thường xuyên thăm khám tai mũi họng theo định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời có những biện pháp phòng tránh bệnh, tránh để bệnh trở nên nặng hơn thì rất khó điều trị.

Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một biện pháp hiệu quả, đơn giản mà lại khá tiết kiệm. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo cách này để giúp bệnh tình được cải thiện tốt hơn. Mong rằng những thông tin của bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa đã, đang được truyền tai nhau bởi sự lành tính, hiệu quả. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá bàng là một trong những cách dễ thực hiện tại nhà, không tốn chi phí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, hãy theo dõi những chia...
Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người bệnh, nhất là đối với cha mẹ có con nhỏ mắc bệnh này. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chứng viêm tai giữa ứ dịch mọi người cần sớm phát hiện, tìm cách điều trị dứt điểm. Bệnh viêm tai giữa ứ mủ...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Viêm tai giữa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tai giữa là sốt cao. Vậy viêm tai giữa sốt mấy ngày và những triệu chứng khác của bệnh là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay qua các thông...

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không là thắc mắc của nhiều người? Bởi thực tế tai – mũi – họng là những cơ quan thông đến nhau. Do đó, khi một trong những cơ quan này bị tổn thương thì 2 cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Để biết có nên rửa mũi khi bị...
Viêm tai giữa khám ở đâu rất nhiều người quan tâm vì nếu không chữa sớm sẽ bị mãn tính. Vậy có những địa chỉ khám viêm tai giữa ở đâu tốt? Dưới đây là những nơi uy tín nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh này. [caption id="attachment_17515" align="aligncenter" width="730"] Điều trị viêm tai giữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan