Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Điều trị viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian an toàn, lành tính được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng loại nguyên liệu nào, chế biến ra sao không phải người bệnh nào cũng biết? Cùng tìm hiểu các cách chữa viêm họng bằng mẹo dân gian trong bài viết sau đây.

Điều trị viêm họng tại nhà ở giai đoạn mới khởi phát giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng
Điều trị viêm họng tại nhà ở giai đoạn mới khởi phát giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng

Các cách điều trị viêm họng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp gây ra bởi các tác nhân xâm nhập từ môi trường ngoài, có thể gặp ở mọi đối tượng. Biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn khởi phát của người bệnh là ho, đau rát họng, ngứa họng, khạc đờm,… Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nếu phát hiện sớm hoặc áp dụng các cách điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng.

Đây đều là các mẹo dân gian được truyền miệng lâu đời và thật sự có hiệu quả trong cải thiện triệu chứng viêm họng. Người bệnh có thêm tham khảo và thực hiện theo một số mẹo điều trị sau đây:

Súc họng bằng nước muối

Muối hạt có khả năng sát khuẩn và khử trùng, khi hòa với nước sẽ tạo ra dung dịch vô trùng có khả năng làm sạch tương đối tốt. Khi mắc các chứng bệnh hô hấp, dùng nước muối loãng súc họng hàng ngày giúp sát khuẩn nhẹ các ổ viêm loét, hạn chế khả năng lây lan và phát triển.

Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý có sẵn tại nhà thuốc hoặc tự pha tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị loại muối hạt khô, sạch (dùng mỗi lần từ 1-2 thìa).
  • Hòa tan muối với khoảng 250ml nước ấm.
  • Súc miệng 2-3 lần/ngày (Lưu ý: súc miệng thật kỹ, giữ trong họng từ 15-20 giây và đảo đều các ngóc ngách trong miệng). Sử dụng thường xuyên hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Dùng lượng muối vừa phải để pha dung dịch nước muối loãng. Tránh tình trạng dùng lượng muối quá nhiều gây kích ứng cổ họng.

Cách điều trị viêm họng tại nhà với mật ong – chanh

Mật ong là chất dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Trong mật ong có chứa hàm lượng hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và đẩy lùi triệu chứng viêm họng rất tốt. 

Dùng mật ong - chanh điều trị viêm họng tại nhà
Dùng mật ong – chanh điều trị viêm họng tại nhà

Có rất nhiều cách kết hợp với mật ong nhưng dùng chung với chanh tươi được coi là cách điều trị viêm họng tại nhà hiệu quả nhất. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Nguyên liệu bao gồm ½ quả chanh tươi và 2-3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Hòa nước cốt chanh với khoảng 250ml nước ấm.
  • Thêm tiếp lượng mật ong đã chuẩn bị vào cốc nước chanh, khuấy đều.
  • Dùng luôn khi trà còn ấm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc này cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (tránh trường hợp ngộ độc do mật ong ở đối tượng này).

Trị viêm họng với gừng tươi

Gừng có tính ấm, vị cay nồng, được sử dụng trong các bài thuốc tán hàn, giải nhiệt hiệu quả. Gừng tươi cũng được sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc điều trị viêm họng hoặc một số chứng bệnh về tiêu hóa.

Thành phần Gingerol trong gừng có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là kháng virus RSV – loại virus hợp bào hô hấp gây bệnh ở người. Cách dùng gừng chữa viêm họng như sau:

  • Ngậm gừng tươi: Thái lát gừng tươi (nên chuẩn bị từ 2-3 lát). Đặt một vài hạt muối lên trên lát gừng, ngậm trong cổ họng đến khi hết vị cay. Duy trì thói quen này một thời gian với tần suất từ 3-5 lần/ngày.
  • Trà gừng – mật ong: Có thể kết hợp gừng tươi với mật ong làm trà uống hàng ngày cũng rất tốt cho cổ họng. Thái lát gừng, cho vào ấm nước, đun sôi (dùng khoảng 300ml). Đun sôi từ 10-15 phút, tắt bếp và thêm vào 2 thìa mật ong nguyên chất. Khuấy đều và dùng trà khi còn ấm nóng để giữ nguyên hiệu quả điều trị.

Cam thảo – vị thuốc dân gian trị viêm họng tại nhà

Cách điều trị viêm họng tại nhà với cam thảo cũng là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng và thực sự có hiệu quả. Trong cam thảo có chứa lượng hoạt chất acid glycyrrhizic – có tác dụng kháng khuẩn và kích thích long đờm và đưa đờm ra khỏi cổ họng rất tốt.

Bài thuốc từ cam thảo giúp người bệnh trị viêm họng hiệu quả
Bài thuốc từ cam thảo giúp người bệnh trị viêm họng hiệu quả

Sử dụng cam thảo điều trị tại nhà theo hướng dẫn như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị bài thuốc gồm cam thảo, lá bồng bồng, rễ cây dâu. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc để uống, dùng liên tục đến khi cải thiện triệu chứng bệnh viêm họng.
  • Cách 2: Rửa sạch khoảng 5g cam thảo khô, để ráo nước hoàn toàn. Hãm cam thảo với khoảng 300 – 400ml nước sôi trong khoảng 20-30 phút. Uống trà cam thảo khi còn ấm, có thể nhai phần bã cam thảo để tăng hiệu quả trong điều trị.

Xông hơi với dầu khuynh diệp trị viêm họng

Một cách điều trị viêm họng tại nhà khác mà người bệnh có thể tham khảo là sử dụng dầu khuynh diệp. Đây là dạng tinh dầu được chiết xuất từ cây bạch đàn, sử dụng để điều trị một số chứng bệnh về hô hấp, bệnh da liễu và tiêu hóa. 

Biện pháp này cũng được áp dụng phổ biến nhất với trẻ nhỏ (do khả năng ức chế virus RSV – virus hợp bào hô hấp). Người bệnh tiến hành xông hơi tại nhà với dầu khuynh diệp như sau:

  • Đun sôi nước (khoảng 2 lít).
  • Cho nước sôi vào một chậu lớn, nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp (điều chỉnh phù hợp với lượng nước đã đun).
  • Xông hơi trong vòng 15-20 phút, thực hiện trong phòng kín.
  • Sau khi kết thúc xông hơi, có thể thoa tinh dầu khuynh diệp lên cổ, lòng bàn chân, bàn tay để làm ấm cơ thể, giảm ho, chữa viêm họng hiệu quả hơn.

Lưu ý: Phương pháp này ứng dụng phổ biến cho trẻ nhỏ nhưng cũng cần lưu ý vì nếu nhiệt độ nước quá cao dễ gây bỏng.

Mẹo điều trị với lá bạc hà

Trong bạc hà chứa lượng hoạt chất menthol dồi dào – có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, làm mát, giảm ho và kháng viêm. Ngoài ra, lá bạc hà cũng rất tốt cho người bệnh có tiền sử bị hen, giúp cắt cơn hen hiệu quả.

Nhai lá bạc hà giảm viêm họng tại nhà
Nhai lá bạc hà giảm viêm họng tại nhà

Việc điều trị với bạc hà không phức tạp, có thể sử dụng đơn giản theo hướng dẫn sau đây:

  • Lựa chọn loại lá bạc hà tươi, không dập nát.
  • Rửa sạch lá bạc hà, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước hoàn toàn.
  • Nhai trực tiếp lá bạc hà, hoạt chất tiết ra ngậm trong cổ họng và từ từ nuốt xuống.

Nếu không muốn sử dụng trực tiếp, người bệnh có thể hãm lá bạc hà tươi với nước sôi để uống hàng ngày, hiệu quả điều trị cũng tương đối tốt. 

Bài thuốc điều trị viêm họng tại nhà với vỏ quýt

Vỏ quýt (trong y học cổ truyền gọi là trần bì) là vị thuốc Đông y được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi). 

Thành phần hoạt chất đáng chú ý trong thảo dược này là Alpha Terpinene và Limonene. Hai chất có khả năng kích thích phế quản tiết đờm, đẩy chất nhầy ra ngoài, hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả cho tình trạng ho có đờm.

Ngoài ra, bài thuốc từ vỏ quýt cũng sử dụng hiệu quả cho các trường hợp có biểu hiện khàn tiếng, mất tiếng. Người bệnh sử dụng theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị vỏ quýt, gừng tươi và mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch vỏ quýt, gừng tươi và để ráo nước hoàn toàn.
  • Cạo bỏ lớp ngoài của vỏ quýt, gừng tươi nạo vỏ, thái sợi.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào chén, thêm mật ong và hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
  • Để nguội và dùng bài thuốc ngay sau khi chế biến (nên ăn cả nước lẫn cái, có thể chia thành nhiều lần dùng trong ngày).

Tỏi – vị thuốc dân gian cho chứng bệnh viêm họng

Cách điều trị viêm họng tại nhà với tỏi cũng được sử dụng thường xuyên với hiệu quả tốt. Hoạt chất allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nhưng hoạt chất này chỉ xuất hiện khi tỏi bị xay hoặc nghiền nát. 

Tỏi điều trị viêm họng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh
Tỏi điều trị viêm họng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh

Ngoài ra, sử dụng tỏi thường xuyên cũng rất tốt cho sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa các chứng bệnh hô hấp. Thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị tỏi tươi (1-2 củ).
  • Bóc vỏ và đem nướng lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Ngày tỏi hàng ngày, mỗi lần từ 2-3 tép và kiên trì dùng hết 1 củ tỏi/ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp tỏi với một số nguyên liệu khác như mật ong hoặc giấm để nâng cao hiệu quả. Cũng có thể chế biến tỏi với các món ăn hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, lưu ý không ngậm tỏi sống tránh gây kích ứng cổ họng, gây bỏng và nghiêm trọng hơn tình trạng viêm họng

Sử dụng hành tây trị viêm họng hiệu quả

Hoạt chất flavonoid có trong hành tây được ví như chất kháng sinh tự nhiên với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp rất tốt. Do đó, người bệnh ở giai đoạn khởi phát của viêm họng cần lưu ý các triệu chứng đặc trưng và điều trị theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị hành tây (1 củ) và lượng đường phèn thích hợp.
  • Cắt hành tây thành bốn, cho vào chén cùng lượng đường phèn đã chuẩn bị.
  • Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút với lửa nhỏ.
  • Chắt lấy nước cốt, uống hàng ngày làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng viêm họng tương đối hiệu quả.
  • Duy trì từ 2-3 lần/ngày và dùng liên tục trong nhiều ngày để thấy sự cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Bài thuốc từ lá húng quế

Trong Đông y, lá húng quế có tính ấm, mùi thơm và có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm tương đối tốt. Người bệnh có thể sử dụng lá húng quế cho các chứng bệnh hô hấp, bệnh da liễu hoặc bệnh lý liên quan đến răng miệng. 

Bài thuốc từ lá húng quế
Bài thuốc từ lá húng quế

Thực hiện mẹo điều trị này theo hướng dẫn như sau:

  • Cách 1: Rửa sạch một nắm lá húng quế, để ráo nước hoàn toàn. Nhai và ngậm trong họng khoảng 10-15 phút.
  • Cách 2: Sử dụng khoảng 20-25g lá húng quế tươi cho một lần chế biến. Rửa sạch loại lá này, bỏ vào ấm cùng lượng nước vừa đủ. Đun sôi bài thuốc trong khoảng 15-20 phút và chắt lấy phần nước uống hàng ngày.

Điều trị viêm họng với lá tía tô

Lá tía tô là loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và còn được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm với tác dụng bổ phế, thải độc nên khá hiệu quả trong điều trị viêm họng.

Chuẩn bị bài thuốc với lá tía tô theo hướng dẫn sau:

  • Cách 1: Gạo, lá tía tô, hành lá, đem rửa sạch, để ráo nước. Vo gạo và nấu cháo với lượng nước vừa đủ, nêm nếm gia vị theo khẩu vị. Khi cháo chín, thái nhỏ lá tía tô và hành lá, cho lên trên, dùng cháo khi còn ấm nóng để tăng khẩu vị dinh dưỡng.
  • Cách 2: Chuẩn bị bài thuốc gồm các nguyên liệu lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế và đường phèn. Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu, để ráo nước. Cho các nguyên liệu vào bát cùng đường phèn, chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút. Khi sử dụng, chắt lấy phần nước cốt và dùng 2-3 lần/ngày.

Mẹo điều trị viêm họng với giấm táo

Cách điều trị viêm họng nhanh nhất tại nhà với giấm táo cũng là mẹo dân gian được lưu truyền với tác dụng kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển các nhóm vi khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt, thành phần acid trong giấm táo có khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng cổ họng, long đờm và đưa dịch nhầy ra ngoài hiệu quả. 

Súc miệng với giấm táo hàng ngày cải thiện bệnh viêm họng
Súc miệng với giấm táo hàng ngày cải thiện bệnh viêm họng

Người bệnh thực hiện mẹo điều trị theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm và 2 thìa giấm táo.
  • Cho giấm táo và ly nước, khuấy đều.
  • Sử dụng nước giấm táo loãng để súc miệng sau đó súc lại với nước sạch.
  • Duy trì thực hiện 2-3 lần/ngày trong nhiều ngày giúp cải thiện các triệu chứng ho, đau họng tương đối tốt.

Cần lưu ý kiểm soát mức độ bệnh để điều chỉnh lượng giấm táo cho phù hợp. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Điều trị viêm họng tại nhà bằng quả lê

Quả lê là loại quả có vị ngọt, hơi chua có tác động đến phế, vị với khả năng tiêu độc, giảm ho, dịu cổ họng. Do đó, sử dụng quả lê để điều trị các chứng bệnh viêm họng tại nhà tương đối hiệu quả và an toàn.

Những bài thuốc từ quả lê dễ thực hiện và ngon miệng nên rất dễ sử dụng với cả các đối tượng kén ăn hoặc khó uống thuốc như trẻ nhỏ, người già,….

Thực hiện bài thuốc từ lê tươi như sau:

  • Sử dụng khoảng 1kg lê tươi, rửa sạch để ráo nước.
  • Gọt bỏ vỏ, bỏ hạt và thái nhỏ lê thành miếng vừa ăn.
  • Cho lê vào nồi, hầm nhừ (thấy dạng nước keo sệt). Vớt lê ra, thêm mật ong và trộn đều trên bếp đến khi đặc lại thì tắt bếp.
  • Thêm hỗn hợp vào lọ kín, có nắp đậy và bảo quản ở nơi thoáng mát, sử dụng dần.
  • Sử dụng 2-3 muỗng mật ong – lê sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm họng tương đối hiệu quả.

Ai không nên áp dụng các cách điều trị viêm họng tại nhà?

Tuy các biện pháp điều trị viêm họng tại nhà thường an toàn và hiệu quả, nhưng không phải ai cũng phù hợp để áp dụng.

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây bệnh. Việc tự ý điều trị viêm họng có thể làm bệnh trầm trọng hơn hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, việc sử dụng thuốc và các biện pháp dân gian cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Những người đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch,… cần thận trọng khi tự điều trị viêm họng. Việc sử dụng các loại thuốc hoặc thảo dược không đúng cách có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh nền, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Người có triệu chứng viêm họng nặng: Viêm họng kèm theo sốt cao, khó thở, đau đầu dữ dội, nổi hạch, phát ban,… là những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc bệnh lý nguy hiểm khác. Việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Người có cơ địa dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong các biện pháp điều trị tại nhà như mật ong, gừng, tỏi,… Việc sử dụng các chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa, khó thở,…
  • Viêm họng kéo dài không khỏi: Nếu các triệu chứng viêm họng kéo dài hơn 7-10 ngày mà không thuyên giảm, hoặc thậm chí nặng hơn, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn, ví dụ như viêm amidan, viêm xoang,… Cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Lưu ý khi điều trị viêm họng tại nhà bằng các mẹo dân gian

Tương tự như nhiều cách điều trị viêm họng tại nhà khác, các mẹo trên hiệu quả còn tùy thuộc cơ địa người sử dụng. Ngoài ra, nhiều mẹo dân gian tại nhà cũng chưa được kiểm chứng khoa học cụ thể. Do đó, khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý:

  • Không coi những bài thuốc mẹo này như phương pháp điều trị chính, chỉ nên áp dụng như biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
  • Cần thời gian điều trị lâu dài do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng một thời gian với liều lượng hàng ngày phù hợp.
  • Các thành phần trong bài thuốc có thể gây dị ứng tùy thuộc cơ địa mỗi người nên người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng các bài thuốc này tại nhà để tránh tương tác với phương pháp điều trị chính.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng viêm họng và hỗ trợ điều trị dứt điểm nhanh chóng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cải thiện bệnh hô hấp hiệu quả
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cải thiện bệnh hô hấp hiệu quả
  • Mang khẩu trang khi đến nơi công cộng, vừa để bảo vệ bản thân vừa ngăn ngừa lây nhiễm tác nhân bệnh hô hấp ra bên ngoài.
  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý hỗ trợ loại bỏ dị nguyên gây viêm họng.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh trong thời gian điều trị viêm họng.

Điều trị viêm họng tại nhà là biện pháp cải thiện triệu chứng được khuyến khích áp dụng trong thời kỳ bệnh mới khởi phát. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong điều trị, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan