Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng mãn tính kiêng gì, nên ăn gì để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Viêm họng mãn tính kiêng gì?

Khi bị viêm họng mãn tính, người bệnh cần phải kiêng sử dụng một số điều sau:

Viêm họng mãn tính kiêng gì trong ăn uống

Ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị dứt điểm bệnh viêm họng mãn tính. Nếu không kiêng một số loại thực phẩm, tình trạng viêm nặng hơn, việc điều trị cũng gặp khó khăn. Các loại đồ ăn dễ gây kích ứng cho cổ họng:

  • Kiêng ăn đồ cay nóng

Một số gia vị cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu,… sẽ gây hại cho những người bệnh viêm họng. Những thức ăn có chứa vị cay khiến cho họng thêm sưng tấy và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Khi bị viêm họng hạt thường người bệnh có cảm giác rát họng, nếu sử dụng đồ ăn có vị cay tình trạng đau rát sẽ tăng. Lâu ngày khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và dễ bị biến chứng nguy hiểm.

Cần kiêng đồ ăn cay nóng khi điều trị viêm họng mãn tính
Cần kiêng đồ ăn cay nóng khi điều trị viêm họng mãn tính
  • Kiêng thức ăn khô cứng

Các loại hạt khô, bánh quy, thức ăn cứng, dính tắc khi đi vào cổ họng sẽ bị tắc lại ở họng. Nhóm thực phẩm này có thể gây ra xước niêm mạc, làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn. Nguy hiểm hơn, có thể gây biến chứng sang bệnh viêm amidan.

  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Không nên ăn các loại đồ xào, chiên (khoai lang, khoai tây chiên, gà rán, thức ăn nhanh, bánh sandwich, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều gia vị…). Các loại đồ ăn này gây tăng tiết đờm và kích ứng cổ họng. Vì vậy, khi bị viêm họng mãn tính, người bệnh cần kiêng ăn những loại đồ ăn này để điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

  • Hạn chế ăn đồ ngọt

Viêm họng mãn tính kiêng gì? Đó là Bánh, kẹo, nho khô, socola,… Các loại bánh có chứa nhiều đường nên khi mắc viêm họng mãn tính cần đặc biệt phải kiêng.

Bởi các loại đồ ăn này có chứa arginin khiến cho siêu vi hoạt động và phát triển mạnh hơn. Từ đó, khiến cho tình trạng viêm gia tăng, bệnh lâu khỏi.

  • Đồ uống cần kiêng

Các loại đồ uống chứa ga, cồn hay cafein như: rượu, bia, café, nước ngọt có ga,… đều chứa các chất có gây hại cho cổ họng khi bị viêm. Những đồ uống có hại này sẽ khiến cho bệnh viêm họng hạt ngày càng nặng hơn. Vì vậy, để điều trị bệnh tốt nhất, bạn cần tránh sử dụng những loại đồ uống này.

Đá và đồ uống lạnh cũng là danh sách đồ cần kiêng hàng đầu khi điều trị viêm họng. Đá lạnh khiến cổ họng bị kích ứng, khiến cho tình trạng viêm họng xấu hơn.

Ngoài ra, đồ uống có chứa nhiều chất axit như nước ép bưởi, cam, chanh cũng cần phải hạn chế uống. Vì trong các loại nước ép này có chứa lượng axit cao, có thể gây rát cổ họng. Các loại quả giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể nhưng khi chữa viêm họng mãn tính bạn không nên sử dụng trực tiếp.

Viêm họng mãn tính kiêng gì trong sinh hoạt

Sinh hoạt hàng ngày cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến điều trị bệnh viêm họng mãn tính. Những thói quen sinh hoạt không tốt khiến cho sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Vì vậy, bạn cần phải loại bỏ ngay các thói quen này. Một số thói quen cần loại bỏ khi điều trị viêm họng mãn tính là:

  • Không nên thức khuya hay làm việc mệt mỏi: Thói quen này khiến bạn bị căng thẳng, stress kéo dài. Từ đó cơ thể dễ bị suy nhược, sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
  • Không nên ở trong phòng điều hòa lạnh: Hơi lạnh của điều hòa cũng khiến tình trạng viêm họng nặng hơn. Tốt nhất bạn nên để điều hòa ở mức nhiệt trung bình, không thấp hơn nhiệt độ môi trường quá nhiều. Nếu trời mát mẻ, bạn không nên bật điều hòa, mà nên mở cửa cho phòng thông thoáng.
  • Không đeo khẩu trang khi ra ngoài: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, trong đó có ô nhiễm môi trường và hóa chất. Không đeo khẩu trang khi ra đường bạn dễ bị các tác nhân này xâm nhập, từ đó bệnh lâu khỏi hoặc dễ tái phát lại.
  • Không bảo vệ cổ và ngực khi trời lạnh: Nếu bạn không giữ ấm cho ngực và cổ khi trời lạnh cũng khiến viêm họng mãn tính lâu khỏi hơn.
  • Không tập thể dục thể thao: Đây là thói quen xấu mà rất nhiều người trẻ mắc phải. Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe rất tốt, vì vậy bạn nên dành 20 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện.
Vệ sinh miệng bằng nước muối là cách bảo vệ cổ họng rất tốt
Vệ sinh miệng bằng nước muối là cách bảo vệ cổ họng rất tốt

Viêm họng mãn tính kiêng gì khi dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị giúp viêm họng mãn tính nhanh khỏi và ngăn nguy cơ tái phát hoặc biến chứng bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sai cách cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, bạn cần lưu ý:

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh: Mỗi loại thuốc đề có dược tính, tác dụng và cách dùng khác nhau. Nếu không tìm hiểu rõ về thuốc và mức độ phù hợp với tình trạng bệnh thì rất dễ dùng sai thuốc. Khi đó, người bệnh xuất hiện một số phản ứng như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa,… Nếu nặng hơn dễ bị ngộ độc hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Uống không đúng liều lượng và thời gian quy định làm giảm tác dụng của thuốc khi điều trị.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc: Các loại thuốc kết hợp sử dụng không khoa học khiến dược tính bị suy giảm. Không chỉ vậy, nếu các vị thuốc kỵ nhau còn ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý kết hợp thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách dùng thuốc trị viêm họng mãn tính nhanh khỏi nhất là nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm họng mãn tính nên ăn gì?

Ngoài chú trọng viêm họng mãn tính nên kiêng gì? Người bệnh cũng cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt dành cho sức khỏe.

Ăn uống hàng ngày ngoài cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, còn bổ sung một số chất tốt khi viêm họng. Bạn cần lưu ý và bổ sung hàng ngày một số thực phẩm nên ăn khi điều trị bệnh sau:

  • Nên ăn nhiều sữa và sữa chua

Các loại thực phẩm từ sữa và sữa chua có tác dụng bảo vệ cổ họng của bạn rất tốt. Trong sữa có chứa lượng canxi và các vi khuẩn lành mạnh sẽ tăng cường cho cơ thể. Từ đó, giúp cổ họng khôi phục lại chức năng một cách nhanh nhất.

  • Mật ong trị viêm họng

Mật ong là một trong những thực phẩm rất tốt cho quá trình chăm sóc và bảo vệ cổ họng. Được biết, mật ong có tính dịu, thành phần chứa nhiều chất kháng khuẩn nên được sử dụng để điều trị viêm họng tại nhà.

Có nhiều cách dùng mật ong để điều trị viêm họng mãn tính. Bạn có thể sử dụng làm gia vị hoặc pha với nước ấm để uống vào mỗi buổi sáng. Sử dụng hàng ngày, các triệu chứng bệnh suy giảm nhanh chóng, việc điều trị thuận lợi hơn.

Mật ong có công dụng điều trị bệnh tốt vì vậy nên thường xuyên sử dụng
Mật ong có công dụng điều trị bệnh tốt vì vậy nên thường xuyên sử dụng
  • Ăn nhiều chuối

Chuối là loại hoa quả mềm và không chứa chất acid. Quả chuối chín mềm khiến cổ họng của bạn dễ nuốt ngay khi các niêm mạc họng bị tổn thương. Ngoài ra chuối còn chứa rất những vitamin như B6, kali và các vitamin C rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi bị viêm họng, bạn có thể ăn chuối thường xuyên.

  • Uống nhiều nước

Uống thật nhiều nước là phương pháp trị viêm họng hiệu quả mà cực kỳ đơn giản. Nước có công dụng giúp bôi trơn cho cổ họng, giảm sưng, đau, rát họng. Để bệnh bảo vệ cổ họng tốt nhất, bạn nên uống nước nóng thay vì nước lạnh.

Lưu ý khi điều trị viêm họng hạt

Viêm họng mãn tính dai dẳng, gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Do đó, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần tìm các giải pháp điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát. 

Một trong những giải pháp chữa viêm họng mãn tính dứt điểm phải kể tới các bài thuốc Đông y bởi đây là giải pháp an toàn, lành tính lại mang tới hiệu quả tối ưu cho người bệnh. 

Theo quan điểm của Đông y nguyên nhân gây viêm họng là do ngoại tà như phong hàn hàn tà, dịch độc hay âm hư hỏa vượng lâu ngày mà thành. Cụ thể, yết hầu lại nằm ở cửa ngõ phế, có nhiều đường kinh mạch đi qua làm bảo vệ không cho tà khí xâm nhập. Khi ngoại tà tấn công cơ thể qua hầu họng, xuất hiện sự giao tranh giữa chính khí và tà khí tạo ra các triệu chứng như sốt, sưng, đau, nóng rát họng,…. Nếu chính khí khỏe, tà khí sẽ được đẩy lùi, ngược lại, chính khi suy giảm hoặc hay không được điều trị kịp thời có thể làm gia tăng tình trạng sưng, đau, đỏ, viêm nhiễm,… 

Click đọc ngay:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...

Viêm họng CÓ THỂ LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan