Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh viêm amidan là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy chứng bệnh này không quá nguy hiểm, nhưng chúng vẫn gây ra sự khó chịu và hạn chế trong giao tiếp hàng ngày đối với người bệnh. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu cách chữa bệnh viêm amidan hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh viêm amidan tại nhà

  • Ưu tiên uống nước ấm: Nước ấm được đề cập ở đây ngoài nước lọc thì còn là các loại súp, trà hay các loại nước dùng bạn uống hàng này. Nhiệt độ ấm sẽ làm dịu các cơn đau họng. Ngoài ra, uống trà thảo dược ấm cũng giúp cho giảm thiểu các kích ứng ở cổ họng. 
  • Tránh các thực phẩm cứng: Các loại thực phẩm cứng, thô ráp khi đi qua cổ họng sẽ khiến cho cho cổ họng khó chịu và gây ra các cơn đau. Một số loại thực phẩm cứng còn có thể gây xước cổ họng và kích ứng. 
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng làm sạch khuẩn và giúp làm dịu các cơn đau. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ cần chú ý tránh để trẻ nuốt dung dịch. 
  • Chú ý độ ẩm trong căn nhà của bạn: Nhiều chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng, việc hít thở không khí quá khô hanh sẽ khiến cho việc đau họng càng trở nên trầm trọng. Do đó, đối với các bệnh nhân bị viêm amidan và các bệnh về đường hô hấp nói chung, bạn nên cân nhắc về việc sử dụng các loại máy phun sương, tạo độ ẩm để giúp chất lượng không khí tại môi trường xung quanh trở nên phù hợp hơn với việc điều trị bệnh viêm amidan.

Nước muối có khả năng làm sạch khuẩn và giúp làm dịu các cơn đau
Nước muối có khả năng làm sạch khuẩn và giúp làm dịu các cơn đau

Ưu điểm:

  • Tiện lợi, dễ dàng áp dụng đối với tất cả mọi người.
  • Tùy vào thói quen sinh hoạt và yêu cầu công việc hàng ngày mà bệnh nhân có thể chọn lựa phương pháp tự điều trị phù hợp nhất.

Nhược điểm: 

  • Chỉ có thể áp dụng với những tình trạng bệnh còn ở mức nhẹ. 
  • Nhiều bệnh nhân dễ lạm dụng vì xem nhẹ tác dụng phụ nếu áp dụng phương pháp quá mức.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị nội khoa (dùng thuốc):

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định khi viêm amidan do vi khuẩn gây ra. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm penicillin, cephalosporin, macrolid... Liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen... giúp giảm đau họng, hạ sốt, cải thiện triệu chứng khó chịu.
  • Thuốc kháng viêm: Corticosteroid dạng xịt, viên ngậm hoặc uống giúp giảm sưng viêm amidan.
  • Thuốc giảm ho: Dùng khi có triệu chứng hokhan, ho có đờm.
  • Thuốc súc họng, dung dịch sát khuẩn: Giúp vệ sinh họng, giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn.

Điều trị bằng Tây y mang hiệu quả nhanh chóng
Điều trị bằng Tây y mang hiệu quả nhanh chóng

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật):

  • Cắt amidan: Chỉ định trong trường hợp viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần, không đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc có biến chứng nguy hiểm.
  • Nạo VA: Áp dụng khi VA quá phát, gây tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng đến hô hấp và giấc ngủ.
  • Các phương pháp khác: Laser, đốt điện... có thể được sử dụng để điều trị viêm amidan hốc mủ.

Bệnh nhân cũng cần nói với bác sĩ về tình trạng dị ứng cũng như nhạy cảm với các thành phần khác của thuốc của bản thân để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn trong quá trình điều trị bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh viêm amidan bằng thuốc Tây y có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Tác dụng nhanh chóng giảm viêm, sưng, đau.
  • Dễ sử dụng, phổ biến, dễ tiếp cận.
  • Phẫu thuật cắt amidan triệt để trong trường hợp nặng.

Nhược điểm:

  • Tác dụng phụ (buồn nôn, dị ứng...), tăng nguy cơ kháng thuốc khi dùng kháng sinh kéo dài.
  • Không giải quyết tận gốc nguyên nhân, dễ tái phát.
  • Phẫu thuật tiềm ẩn biến chứng (chảy máu, nhiễm trùng...).

Điều trị bằng bài đông y

Bài thuốc 1

Bài thuốc giúp điều trị viêm amidan khi bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện tương đối nhẹ.

  • Chuẩn bị dược liệu: Hoàng cầm, kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà, cát cánh và huyền sâm.
  • Cách thực hiện: Làm sạch rồi bỏ đồng thời các dược liệu trên vào ấm. Sắc thuốc cho đến khi lượng nước còn lại chỉ bằng ⅓ so với ban đầu thì tắt bếp.

Bài thuốc 2

Bài thuốc có tác dụng chữa viêm amidan, xuất hiện đờm.

  • Chuẩn bị dược liệu: Kim ngân hoa, ngưu bàng tử, huyền sâm, bạc hà, cam thảo, hạnh nhân, đẳng sâm, trần bì và liên kiều.
  • Cách thực hiện:  Làm sạch dược liệu rồi đun với nước cho đến khi lượng nước còn lại chỉ bằng ⅓ so với ban đầu. Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong vòng ít nhất 10 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 3

Trường hợp người gặp chứng viêm amidan mãn tính có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.

  • Chuẩn bị dược liệu: Bạc hà, kim ngân hoa, nhân sâm, quất hồng bì, dã cúc hoa, thổ phục linh, cam thảo, bắc sa sâm, xạ can và tri mẫu.
  • Cách thực hiện: Làm sạch rồi sắc các dược liệu trên với nước thành thuốc, chia mỗi ngày uống 3 lần. Cần kiên trì uống ít nhất từ 1 đến 3 tuần để thấy được kết quả.

Đông y áp dụng nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh viêm amidan
Đông y áp dụng nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh viêm amidan

Phương pháp dùng thuốc Đông y chữa bệnh viêm amidan có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Ngăn chặn tình trạng bệnh viêm amidan tái phát nhờ sử dụng các dược liệu có thể trị tận gốc căn nguyên của bệnh.
  • Các bài thuốc Đông y thường không để lại tác dụng phụ cho người bệnh.

Nhược điểm:

  • Cần tìm mua và tốn thời gian chuẩn bị cũng như sắc thuốc.
  • Các bài thuốc này đều có vị đắng, tương đối khó uống, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh

Huyền sâm

Huyền sâm là một loại dược liệu quý, thường được thu hoạch vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Được đánh giá cao bởi thành phần các chất dinh dưỡng, đặc biệt, trong huyền sâm có chứa saponin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách dùng: Chuẩn bị huyền sâm cùng một số loại dược liệu khác như sơn phù, ngưu tất, sinh địa để tăng thêm công dụng. Làm sạch rồi đun với nước và chia ra làm 3 lần uống mỗi ngày.

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa là loại thảo dược có vị ngọt, đặc tính hàn, không có độc và có nhiều tác dụng trong việc làm giảm các cơn sốt cũng như chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Để tăng cường dược tính cũng như có tác dụng cao, chúng ta có thể sử dụng kim ngân hoa cùng nhiều loại thảo dược bổ sung khác khi điều trị bệnh viêm amidan.

Cách dùng: Chuẩn bị kim ngân hoa, phòng phong, xích dược, chiết bồi mẫu, bạch chỉ và tảo hưu. Rửa sạch và cho vào ấm cùng lượng nước vừa phải để đun thành thuốc. Chia ra để uống mỗi ngày 3 lần.

Cát cánh

Theo Y học cổ truyền, cát cánh là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh về đường hô hấp. Tác dụng chính của loại thảo dược này chính là khai thông phế khí, tiêu đờm và giảm đau họng.

Cát cánh khai thông phế khí, tiêu đờm và giảm đau họng
Cát cánh khai thông phế khí, tiêu đờm và giảm đau họng

Cách dùng: Chuẩn bị cát cánh cùng với cỏ nhọ nồi, bồ công anh, bạc hà, kim ngân hoa, sinh địa, huyền sâm, đậu căn, ngưu bàng và xạ xan. Làm sạch dược liệu, sắc với nước cho đến khi mực nước chỉ còn lại ⅓ so với ban đầu rồi chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan

Khai thông huyệt đạo thích hợp sẽ hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm amidan nhờ cơ chế kích thích đào thải độc tố khỏi cơ thể của phương pháp này. Hiện Y học cổ truyền sẽ áp dụng 2 phương pháp khai thông huyệt đạo là châm cứu và bấm huyệt.

Dưới đây là hệ thống huyệt đạo được ứng dụng trong liệu pháp trị bệnh mẩn ngứa, mề đay:

  • Huyệt Xích Trạch
  • Huyệt Đản Trung
  • Huyệt Phế Du
  • Huyệt Dũng Tuyền

Bài viết cung cấp các thông tin về những phương pháp điều trị bệnh viêm amidan. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, mỗi phương pháp trị liệu sẽ có thể phát huy các tác dụng riêng. Do đó, người bệnh cần tham khảo để chọn được phương pháp phù hợp nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan