Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa đã, đang được truyền tai nhau bởi sự lành tính, hiệu quả. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá bàng là một trong những cách dễ thực hiện tại nhà, không tốn chi phí. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không, hãy theo dõi những chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây.

Vì sao lá bàng có tác dụng chữa viêm tai giữa?

Cây bàng vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của loại cây này có thể dùng để chữa bệnh. Trong các bộ phận, lá bàng được dân gian sử dụng nhiều nhất. Bởi trong thành phần trong loại lá này có nhiều dược chất tốt cho sức khỏe được dùng để chữa trị viêm âm đạo, viêm họng, viêm lợi, viêm tai giữa… 

Vì sao lá bàng có tác dụng chữa viêm tai giữa
Vì sao lá bàng có tác dụng chữa viêm tai giữa

Sử dụng là bàng chữa viêm tai giữa nghe có vẻ lạ nhưng lại được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng và mang lại những hiệu quả nhất định.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần trong lá bàng có chứa các hoạt chất tanin, flavonoid, phytosterol… Những dưỡng chất này có tác dụng giúp các vết thương ngoài da nhanh lành. Đồng thời, ngăn ngừa và chống viêm nhiễm, thúc đẩy sự hình thành, tái tạo các tế bào mới.

Đặc biệt, Tanin được ví như loại thuốc sát khuẩn, sát trùng, chống mưng mủ hiệu quả. Trong khi đó, flavonoid là chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt, trung hòa các gốc tự do gây hại. Kết hợp với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.

Đông y chỉ ra, nhựa lá bàng có vị chát, tác dụng tiêu mủ, diệt khuẩn, thúc đẩy vết thương nhanh lành và ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.

Chính nhờ những đặc điểm kể trên nên việc dùng lá bàng chữa viêm tai giữa ngày càng được tin dùng và lan truyền rộng rãi.

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng như thế nào mới đúng?

Sử dụng lá bàng điều trị viêm tai giữa cần thực hiện đúng cách mới phát huy công dụng tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mọi người có thể tham khảo 2 cách làm sau đây:

Bài thuốc từ nước cốt lá bàng tươi

Sử dụng lá bàng tươi trị viêm tai giữa là cách đơn giản nhất. Công thức áp dụng như sau:

  • Rửa sạch 2 – 3 lá bàng bánh tẻ. Sau đó, cho lá bàng vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút để loại bỏ hết những cặn bã, bụi bẩn.
  • Vớt lá bàng ra, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng vài hạt muối. Nếu không có máy xay, bạn có thể đem giã nát cùng chút muối.
  • Tiến hành ép lấy nước cốt lá bàng, bỏ bã. Cho nước cốt vào một chiếc chai sạch, đậy kín và bảo quản để dùng trong ngày.
  • Mỗi lần sử dụng, chỉ cần lấy nước lá bàng ra, nhỏ vào mỗi bên tai từ 2 – 3 giọt. Ngày thực hiện 3 – 4 lần để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Với cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng này, bạn cần áp dùng 7 – 10 ngày, cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Cách dùng lá bàng chữa viêm tai giữa
Cách dùng lá bàng chữa viêm tai giữa

Uống nước lá bàng chữa viêm tai giữa

Uống nước lá bàng cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa khá tốt. Công thức thực hiện như sau:

  • Rửa sạch 5 – 6 lá bàng bánh tẻ. Nên ngâm thêm khoảng 10 phút trong dung dịch nước muối pha loãng để giúp lá sạch hoàn toàn.
  • Vớt lá ra, cắt thành các khúc nhỏ, cho vào nồi cùng 1,5 lít nước. Đun cho sôi thì cho lửa nhỏ lại. Đun liu riu thêm khoảng 20 phút để các dưỡng chất của lá bàng tiết hết ra nước.
  • Gạn lấy phần nước cho vào bình giữ nhiệt. Dùng phần nước này uống thay nước lọc nhưng phải uống hết trong ngày.
  • Áp dụng bài thuốc này đều đặn hàng ngày cho đến khi viêm tai giữa được điều trị khỏi hẳn.

Có nên dùng lá bàng chữa viêm tai giữa hay không? Lưu ý khi dùng

Lá bàng điều trị bệnh viêm tai giữa chỉ là phương pháp dân gian được mọi người truyền tai nhau. Trên thực tế, đến nay chưa có một nghiên cứu hay khoa học nào chứng minh về hiệu quả trị viêm tai giữa của loại lá này.

Có nên dùng lá bàng chữa viêm tai giữa hay không
Có nên dùng lá bàng chữa viêm tai giữa hay không

Do đó, các bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng cách này để điều trị bệnh. Bởi lá bàng chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của viêm tai giữa, khó điều trị hoàn toàn bệnh lý.

Những lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng lá bàng:

Sử dụng lá bàng chữa viêm tai giữa cần tuân thủ những lưu ý sau đây để phát huy công dụng tối đa và hạn chế những tác dụng phụ cho cơ thể:

  • Lá bàng cần phải được làm sạch trước khi sử dụng để tránh gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn cho tai.
  • Nên sử dụng lá bàng non, bánh tẻ vì lượng dược chất sẽ cao hơn. Tránh dùng lá bàng già sẽ không mang lại hiệu quả tốt.
  • Hiệu quả trị bệnh của phương pháp này không nhanh như thuốc Tây. Do đó, bạn cần kiên trì áp dụng để có được kết quả tốt nhất.
  • Chỉ thực hiện cách chữa viêm tai giữa bằng lá bàng khi bệnh mới khởi phát. Nếu bệnh đã nghiêm trọng thì nên tìm đến các phương pháp đặc trị để mang đến hiệu quả tối ưu.
  • Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh ở mỗi người mà hiệu quả nhanh chậm sẽ khác nhau.
  • Khi mới dùng nước lá bàng, người bệnh có thể bị đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, sau vài ngày tình trạng này sẽ không còn.
  • Trong quá trình sử dụng, cần tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh các thực phẩm gây dị ứng, viêm nhiễm… để phát huy công dụng tốt nhất.

Từ những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng lá bàng chữa viêm tai giữa thế nào cho hiệu quả rồi chứ. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc này để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm tai giữa có nên rửa mũi hay không là thắc mắc của nhiều người? Bởi thực tế tai – mũi – họng là những cơ quan thông đến nhau. Do đó, khi một trong những cơ quan này bị tổn thương thì 2 cơ quan còn lại cũng bị ảnh hưởng. Để biết có nên rửa mũi khi bị...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng khó chịu như đau tai, sưng tấy, nghe kém hay chảy dịch tai. Và vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất lúc này đó là “viêm tai giữa có chữa khỏi được không?” Hãy theo...
Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi không là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Nếu phụ huynh không chú ý đến vấn đề này thì rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy nên, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về rửa mũi cho bé bị...

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan