Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng mãn tính tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh lâu ngày dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Chữa bằng cách nào?

Viêm họng mãn tính có chữa khỏi không?

Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, vệ sinh răng miệng kém, các bệnh liên quan đến hô hấp không được chữa trị kịp thời,… đều là các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng.

Bệnh viêm họng thường có 2 giai đoạn: Viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.

  • Viêm họng cấp tính ở giai đoạn đầu bệnh, thường là tình trạng viêm họng đỏ, viêm họng giả mạc.
  • Viêm họng mãn tính là giai đoạn bệnh phát triển nặng, có biểu hiện viêm họng xuất tiết, viêm họng teo, viêm họng quá phát (viêm họng hạt).

Viêm họng mãn tính là tình trạng bệnh do viêm họng cấp tính tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng viêm họng mãn tính là xuất hiện những cơn ngứa họng, đau rát cổ họng, ho, khó nuốt,…

Bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi,… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra các biến chứng: viêm màng tim, viêm cầu thận, ung thư vòm họng,…

Bệnh không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng nguy hiểm, vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi được không? Viêm họng mãn tính CÓ THỂ CHỮA KHỎI nếu điều trị bệnh kịp thời và đúng phương pháp.

Tuy nhiên, viêm họng mãn tính có thể chữa khỏi không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị và tình trạng của người bệnh.

Viêm họng mãn tính có thể chữa khỏi nếu điều trị bệnh kịp thời
Viêm họng mãn tính có thể chữa khỏi nếu điều trị bệnh kịp thời

Các cách chữa viêm họng mãn tính hiệu quả hiện nay

Có rất nhiều cách được sử dụng để chữa viêm họng mãn tính. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm khác nhau và được sử dụng cho các tình trạng bệnh riêng.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, cơ địa cũng như tình trạng viêm, người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một số cách chữa viêm họng mãn tính dưới đây:

Sử dụng Tây y điều trị bệnh

Tây y là một biện pháp giúp giải quyết vấn đề bệnh viêm họng mãn tính có chữa được không? Được biết, Tây y là biện pháp giúp điều trị viêm họng mãn tính có hiệu quả nhanh nhất.

Điều trị viêm họng mãn tính bằng Tây y thường sử dụng hai cách sau đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Một trong các cách trị viêm họng mãn tính được sử dụng hàng đầu đó là dùng thuốc Tây y. Các bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp.

Thuốc Tây y sử dụng trị viêm họng thường là thuốc tân dược: thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, giảm đau, tiêu viêm. Với một số loại thuốc thường sử dụng như: Dogmatil, Stilnox, Decontractyl, thuốc ngậm Dorithricin,…

Sử dụng thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau, rát cổ họng do viêm. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây y thường để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng thuốc để điều trị viêm họng lâu dài.

Để sử dụng thuốc điều trị viêm mãn tính mang lại hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý:

  • Uống thuốc trị viêm họng đúng giờ, đúng liều lượng theo hướng dẫn.
  • Không tự ý sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tuân thủ theo đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Tây y là phương pháp thường sử dụng để trị viêm họng mãn tính
Thuốc Tây y là phương pháp thường sử dụng để trị viêm họng mãn tính

Sử dụng biện pháp đốt họng

Đốt họng là phương pháp giúp loại bỏ nhanh chóng cảm giác vướng víu bởi các hạt trong cổ họng. Thời gian gần đây có nhiều bệnh nhân lựa chọn đốt để giải quyết vấn đề viêm họng mãn tính có chữa khỏi không.

Đốt hạt có thể loại nhanh các triệu chứng viêm, không gây đau, khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí tương đối cao khoảng từ 2 đến 6 triệu/ một lần đốt.

Bên cạnh đó, đây không phải là giải pháp tốt nhất để điều trị viêm họng mãn tính. Đốt họng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Chảy máu, để lại sẹo, mất tiếng, nhiễm trùng,…

Phương pháp đốt hạt còn có thể tạo ra các kích thích khiến các hạt ở xung quanh phát triển nhanh hơn và khó loại bỏ. Tình trạng viêm cũng rất dễ tái phát lại nếu không được điều trị triệt để.

Nếu điều trị bệnh ở những cơ sở kém chất lượng, tay nghề chuyên gia không cao thì người bệnh càng dễ bị biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng biện pháp đốt khi bệnh nặng, các hạt đã to. Hoặc khi người bệnh sử dụng các biện pháp khác nhưng không trị khỏi hoàn toàn.

Nếu tình trạng viêm họng ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng thuốc để điều trị thì không nên lựa chọn phương pháp này.

Sử dụng thuốc Đông y viêm họng mãn tính

Ngoài sử dụng các biện pháp Tây y, để điều trị dứt điểm viêm họng mãn tính còn có thể dùng thuốc Đông y.

Thuốc Đông y sử dụng các nguồn thảo dược có sẵn trong tự nhiên, đảm bảo dược tính cao, an toàn. Không chỉ vậy, cơ chế điều trị Đông y là chú trọng điều trị từ gốc rễ bệnh nên mang lại hiệu quả bền vững hơn.

Đông y thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể và có khả năng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau để chữa viêm họng mãn tính. Các vị thuốc thường dùng là: Cam thảo, bạc hà, đan bì, sinh địa, huyền sâm, trần bì, sơn thù du,…

Các vị thuốc Đông y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm họng mãn tính
Các vị thuốc Đông y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm họng mãn tính

Một số bài thuốc Đông y trị viêm họng mãn tính như sau:

  • Bài thuốc Ôn thận thang: Sử dụng các vị thuốc: Sơn dược, sơn thù du mỗi vị 12g; trạch tả, phục linh, đan bì mỗi vị 9g; phụ tử, quế chi  mỗi vị 3g; thục địa 24g. Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng hàng ngày, sau 7 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
  • Bài thuốc dưỡng âm thanh phế thang: Sử dụng các vị thuốc: Cam thảo, bạc hà mỗi vị 6g; bối mẫu, bạch thược, đan bì mỗi vị 8g; mạch môn đông 10g, sinh địa 16g; huyền sâm 12g. Sắc các vị thuốc để uống và sử dụng hết trong ngày. Sử dụng mỗi ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng viêm họng.

Chú ý: Sử dụng thảo dược để trị bệnh nên thuốc Đông y cần có thời gian để cơ thể hấp thụ. Khi sử dụng không mang lại hiệu quả ngay, mà sau một tuần đến một tháng mới có hiệu quả điều trị.

Vì vậy, lựa chọn phương pháp này cần kiên trì sử dụng thuốc hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện để bệnh nhanh khỏi hơn.

Mẹo dân gian chữa viêm họng mãn tính

Mặc dù không thay thế việc điều trị y tế, các mẹo dân gian có thể hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng viêm họng mạn tính, cải thiện cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa của từng người và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các mẹo dân gian thường dùng:

  • Súc họng bằng nước muối ấm: Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, làm sạch dịch nhầy đọng lại ở họng, giảm đau rát. Nên pha loãng muối tinh trong nước ấm (nhiệt độ khoảng 37 độ C) và súc họng nhiều lần trong ngày.
  • Mật ong pha chanh: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm ho. Chanh giàu vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đồng thời vị chua của chanh kích thích sản xuất nước bọt, giúp làm ẩm họng. Pha loãng mật ong nguyên chất với nước cốt chanh tươi, uống hàng ngày hoặc ngậm từng thìa nhỏ. Lưu ý trẻ em dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong do nguy cơ ngộ độc cao.
  • Gừng tươi: Gừng có tính ấm, giúp giảm đau họng, long đờm. Các hoạt chất trong gừng có tác dụng kháng viêm nhẹ. Bạn có thể sử dụng gừng tươi bằng cách cắt lát mỏng gừng tươi, ngậm chậm trong miệng cho đến khi giảm cảm giác khó chịu ở họng.
  • Nghệ tươi: Nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, giảm đau. Sử dụng tinh bột nghệ pha với mật ong uống hoặc ngậm nghệ tươi tương tự như gừng.

Lưu ý:

  • Các mẹo dân gian chỉ nên sử dụng như liệu pháp hỗ trợ, không thay thế việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Không nên lạm dụng các mẹo này quá nhiều, nhất là với những người có bệnh lý về dạ dày.
  • Mật ong, chanh, gừng và nghệ tươi có thể gây dị ứng ở một số người. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hiệu quả của các mẹo dân gian khác nhau tùy theo cơ địa của từng người.

Nếu các triệu chứng viêm họng mạn tính không cải thiện sau khi áp dụng các mẹo dân gian, hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt mãn tính

Ngoài sử dụng thuốc điều trị, chữa viêm họng mãn tính có khỏi không còn phụ thuộc vào các biện pháp bảo vệ họng. Người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý để phòng và chữa viêm họng mãn tính sau đây:

  • Tránh sử dụng các thực phẩm gây kích ứng cổ họng, kiêng đồ ăn quá lạnh, quá cay và nóng; kiêng rượu bia, chất kích thích.
  • Thay vào đó, nên ăn nhiều rau củ quả tươi, để cung cấp chất dinh dưỡng và một số khoáng chất tốt cho điều trị viêm họng.
  •  Không nên nói nhiều, nói to tiếng vì khi nói áp lực lên vùng cổ là rất lớn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối.
  • Cần bảo vệ đường hô hấp, nhất là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại hay khi trời lạnh.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Kiên trì sử dụng các biện pháp điều trị viêm họng mãn tính theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Uống nước ấm mỗi ngày cũng là biện pháp bảo vệ cổ họng khi điều trị
Uống nước ấm mỗi ngày cũng là biện pháp bảo vệ cổ họng khi điều trị

Khi bị bệnh viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Hiện nay, đây không còn là vấn đề khó giải quyết. Nếu sử dụng phương pháp điều trị đúng, kịp thời bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Khi điều trị nên  khám bác sĩ và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhanh khỏi.

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan