Các triệu chứng của bệnh viêm xoang gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày đối với những người mắc bệnh. Để điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất, người bệnh cần hiểu rõ căn nguyên bệnh cũng như áp dụng cách chữa bệnh viêm xoang hiệu quả với thể trạng của mình.
Điều trị bệnh viêm xoang tại nhà
- Sử dụng các loại trà thảo mộc: Trà thảo mộc vốn là một loại thức uống tốt đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, với những người bị viêm xoang, việc hít hơi nước nhẹ từ trà thảo mộc nóng ấm sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bạn có thể lựa chọn các loại trà hoa cúc, cây cơm cháy hoặc cỏ xạ hương để việc chữa trị tại nhà được hiệu quả hơn.
- Xông hơi: Việc tự xông hơi tại nhà sẽ giúp cho xoang được thông thoáng. Ngoài ra, hơi nước cũng sẽ giúp cho lớp niêm mạc ở xoang mũi không bị khô và khó chịu. Chúng ta có thể sử dụng hơi nước ấm đơn giản hoặc xông hơi bằng thảo dược.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý là sản phẩm rất công hiệu trong việc làm sạch các vi khuẩn trong xoang mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì nước muối tự pha để có được nồng độ vừa phải, không làm tổn thương khoang mũi và có tác dụng sát khuẩn hiệu quả.
- Quan tâm đến giấc ngủ: Đối với người bị bệnh viêm xoang, giấc ngủ tốt có thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu để làm sạch các loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây nên bệnh viêm xoang.
Dưới đây, là các ưu và nhược điểm của phương pháp trị bệnh viêm xoang tại nhà:
Ưu điểm:
- Người bệnh có thể chủ động lựa chọn các phương án chữa trị phù hợp với thói quen sinh hoạt của bản thân.
- Chi phí rẻ, có thể áp dụng với bất cứ ai.
Nhược điểm:
- Không được lạm dụng và cần thay đổi khi các triệu chứng không thuyên giảm.
- Cần phải áp dụng trong thời gian dài vì không có được hiệu quả tốt như những loại thuốc đặc trị.
Điều trị bằng Tây y
Để trị bệnh viêm xoang, tùy từng triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng loại thuốc bôi và thuốc uống Tây y bao gồm:
- Hadocort: Hadocort là loại thuốc điều trị bệnh viêm xoang được điều chế ở dạng xịt. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn nói chung tại xoang mũi.
- Naphazolin: Loại thuốc này tác dụng các niêm mạc và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng quá 5 ngày liên tục.
- Avamys: Kháng khuẩn và kháng viêm là hai tác dụng chính của Avamys. Khi chọn lựa sử dụng loại thuốc này, bạn chỉ nên sử dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Flixonase: Cơ chế hoạt động chính của Flixonase là chống lại tình trạng phù nề xảy ra ở khoang mũi người bệnh, từ đó, các cơn đau nhức do viêm xoang trở nên thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 4 tuổi thì cần phải có chỉ định của bác sĩ mới có thể sử dụng loại thuốc này.
Ngoài ra, khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Đây là phương pháp nhằm loại bỏ tắc nghẽn xoang và cải thiện thoát dịch.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS) và phẫu thuật mở xoang (caldwell-luc).
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS): Sử dụng dụng cụ nội soi để loại bỏ các tắc nghẽn và cải thiện sự thoát dịch của xoang.
- Phẫu thuật mở xoang (caldwell-luc): Thường dùng trong các trường hợp viêm xoang hàm mãn tính hoặc khi có u nang xoang.
Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang bằng thuốc Tây y có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Hiệu quả của thuốc có thể nhận biết sau khi sử dụng một thời gian ngắn.
- Có nhiều loại thuốc đặc trị khác nhau cho thể trạng của từng người bệnh.
- Phẫu thuật giúp cải thiện dứt điểm triệu chứng bệnh.
Nhược điểm:
- Nhiều sản phẩm thuốc trị viêm xoang có các thành phần gây tác dụng phụ với người bệnh.
- Dược tính của hầu hết các loại thuốc này khá cao nên cần chú ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Phẫu thuật có thể tiềm ẩn biến chứng, chi phí tốn kém.
Điều trị bằng bài đông y
Đông y với nền tảng hàng ngàn năm lịch sử, cung cấp nhiều phương pháp điều trị viêm xoang dựa trên việc cân bằng âm dương, khí huyết.
Bên cạnh đó, các liệu pháp đông y không chỉ tập trung vào việc làm giảm triệu chứng mà còn hướng tới việc cải thiện toàn diện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bài thuốc 1
Bài thuốc giúp điều trị viêm xoang cấp tính.
- Chuẩn bị dược liệu: Tân di 2 gram, hoàng cầm 4 gram, sơn chi 4 gram, thạch cao 4 gram, tri mẫu 4 gram, bách hợp 4 gram, mạch môn 4 gram, thăng ma 1 gram, cam thảo 2 gram.
- Cách thực hiện: Làm sạch các loại dược liệu trên rồi bỏ đồng thời các dược liệu vào ấm cùng với 3 bát nước. Đun thuốc cho đến khi cạn còn một bát nước thì chắt ra để uống.
Bài thuốc 2
Bài thuốc có tác dụng chữa viêm xoang do phong hàn.
- Chuẩn bị dược liệu: Ma hoàng 6 gram, tế tân 4 gram và thục phụ tử 4 gram.
- Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi sắc cùng với khoảng 500ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng. Thực hiện 3 lần như vậy rồi trộn 3 lần nước sắc với nhau để uống. Chia thuốc làm 3 lần uống cho mỗi ngày.
Bài thuốc 3
Trường hợp người gặp chứng viêm xoang và sưng phù có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.
- Chuẩn bị dược liệu: Tân di hoa, cuống dưa ngọt và băng phiến mỗi loại 15 gram..
- Cách thực hiện: Sơ chế rồi tán các dược liệu trên thành bột mịn và trộn đều vào với nhau. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, mỗi ngày sử dụng 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp dùng thuốc Đông y chữa bệnh viêm xoang có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Ngăn chặn tình trạng bệnh viêm xoang trở nặng hơn hoặc tái phát bới các bài thuốc Đông y sẽ trị được căn nguyên của bệnh.
- Các bài thuốc Đông y không để lại tác dụng phụ nguy hiểm.
Nhược điểm:
- Cần tìm mua và tốn thời gian chuẩn bị cũng như sắc thuốc hoặc điều chế thuốc.
- Các bài thuốc này đều có vị đắng, tương đối khó uống.
Dược liệu chữa bệnh
Ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa là vị thuốc có tính đắng, tính ấm và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Ngoài ra, hoạt chất xanthamin và xanthetin có trong loại dược liệu này cũng có tác dụng sát khuẩn tốt, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh viêm xoang.
Hoàng Bá
Theo Y học cổ truyền, hoàng bá là loại cây thân gỗ thuộc họ Cam. Loại thảo dược này thường được thu hoạch khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm và được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau.
Hoàng Kỳ
Hoàng Kỳ là loại cây thân thảo, sống lâu năm và được xếp vào danh sách các loại dược liệu quý, có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Ngoài điều trị viêm xoang, hoàng kỳ còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác về đường hô hấp như ho và viêm phế quản.
Hương phụ
Theo YHCT, hương phụ có tính ấm, vị cay, tác dụng tán phong, thông khí, giảm đau, trừ ho. Dược liệu này có thể hỗ trợ giảm đau nhức xoang, giảm nghẹt mũi và long đờm. Hương phụ thường được dùng sắc uống kết hợp với các dược liệu khác theo bài thuốc của thầy thuốc YHCT.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tính hàn, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm. Dược liệu này có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm phù nề niêm mạc xoang và cải thiện tình trạng chảy nước mũi do viêm xoang. Kim ngân hoa thường được dùng sắc uống kết hợp với các dược liệu khác.
Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang
Việc khai thông đúng các huyệt đạo có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang bằng cách thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trong Y học cổ truyền, hai phương pháp phổ biến để khai thông huyệt đạo là châm cứu và bấm huyệt.
Dưới đây là hệ thống huyệt đạo được ứng dụng trong liệu pháp trị bệnh mẩn ngứa, mề đay:
- Huyệt Ấn Đường: Vị trí nằm chính giữa hai chân mày, lõm nhẹ. Bấm huyệt Ấn Đường giúp khai thông các xoang trán, xoang sàng tiền, cải thiện tình trạng đau nhức vùng đầu do viêm xoang gây ra. Ngoài ra, huyệt đạo này còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ – yếu tố quan trọng hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
- Huyệt Nghinh Hương: Vị trí nằm ở hai bên sống mũi, cách góc mũi khoảng 1cm, theo đường thẳng đi qua đồng tử. Huyệt đạo này có tác dụng thông khí xoang hàm, giảm áp lực xoang và cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Huyệt Thái Dương: Vị trí nằm ở thái dương, huyệt lõm phía ngoài đuôi chân mày, cách đuôi chân mày khoảng 1cm. Bấm huyệt Thái Dương giúp giảm đau đầu, chóng mặt, thường gặp trong các trường hợp viêm xoang cấp.
- Huyệt Thùy Phong: Vị trí nằm ở phía sau vành tai, khe giữa xương chũm và gai xương chẩm. Kích thích huyệt đạo Thùy Phong có tác dụng thông khí xoang bướm, giảm đau nhức vùng sâu giữa hai mắt – triệu chứng điển hình của viêm xoang bướm.
- Huyệt Thiên Trạch: Vị trí nằm ở phía sau gáy, giữa khe gáy và mỏm xương vai. Bấm huyệt Thiên Trạch giúp giải phóng cơ vùng vai gáy, cải thiện tình trạng đau nhức lan lên vùng đầu do viêm xoang gây ra.
Bài viết cung cấp các thông tin về những phương pháp điều trị bệnh viêm xoang. Tùy vào tình trạng cụ thể bệnh của từng người bệnh, mỗi phương pháp sẽ có thể phát huy các tác dụng riêng. Do đó, người bệnh cần tham khảo để chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!