“Viêm amidan uống thuốc gì cho hiệu quả tốt?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm với mong muốn trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Bệnh lý này gây các triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cùng giải đáp thông tin qua bài viết và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.
Viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi, an toàn?
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức bạch huyết nằm phía sau hầu họng, gây ra bởi các tác nhân xâm nhập theo đường hô hấp. Bệnh lý này xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố vi khuẩn, virus và tác động của môi trường sống.
Viêm amidan có thể chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện từ sớm và dùng thuốc điều trị ngay khi cần thiết. Tuy nhiên, đây là dạng bệnh có thể diễn tiến mãn tính nhanh chóng. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bệnh.
Tùy mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định sử dụng phù hợp nhất. Vậy viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn nhất? Dưới đây là những nhóm thuốc thường thấy trong đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân bị viêm amidan
Viêm amidan uống thuốc kháng sinh gì?
Không phải tình trạng viêm amidan nào cũng phải dùng thuốc kháng sinh. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho tình trạng bệnh có nguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn, virus. Khi đó, ngoài các triệu chứng điển hình của bệnh, amidan của bệnh nhân còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng tương đối nguy hiểm
Tuy nhiên, xét về mức độ bệnh, viêm amidan cấp tính có thể không cần dùng đến thuốc kháng sinh (dù nguyên nhân gây ra bởi virus, vi khuẩn). Theo các chuyên gia y tế, tình trạng cấp tính có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nếu người bệnh giữ gìn và có sức đề kháng tốt (kháng thể sẵn có trong cơ thể sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh)
Với các trường hợp mãn tính, quá phát, sử dụng kháng sinh là điều cần thiết. Loại thuốc và liều lượng sử dụng còn tùy thuộc vào mức độ của người bệnh. Cụ thể một số loại kháng sinh thường được chỉ định theo đối tượng sử dụng như sau:
Viêm amidan ở trẻ em
Cơ thể trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm nên chỉ nên dùng những nhóm kháng sinh hoạt lực nhẹ đến trung bình. Ba mẹ không tự ý dùng bất kỳ loại kháng sinh nào cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, nếu được chỉ định dùng kháng sinh, đảm bảo đủ liều và thời gian theo đơn thuốc đã kê.
Thuốc kháng sinh thường kê cho trẻ như:
- Amoxicillin dạng bột: Dạng kháng sinh tương đối lành tính, áp dụng cho nhiều trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới ở trẻ nhỏ (trong đó có viêm amidan). Có dạng bột cho trẻ dễ sử dụng, liều lượng còn phụ thuộc vào cân nặng của trẻ.
- Oxacillin: Là một loại kháng sinh nhóm penicillin, tương đối lành tính, có thể dùng cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ nhỏ
- Kháng sinh nhóm Macrolid: Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan thể nặng, bác sĩ có thể phải dùng đến kháng sinh nhóm Macrolid (Erythromycin; Roxithromycin;…). Trong quá trình sử dụng cần theo dõi sát sao phòng tránh các tác dụng phụ của thuốc
- Kháng sinh kết hợp Augmentin: Đây là dạng kháng sinh kết hợp được dùng thông dụng nhất (Amoxicillin + Acid clavulanic). Dạng này được chỉ định với mục đích mở rộng phổ diệt khuẩn, hỗ trợ quá trình chữa trị dứt điểm hơn
Viêm amidan ở người lớn
Ở người lớn, kháng sinh có thể kê ở nhiều dạng khác nhau: viên nén, viên nang, dạng bột,…tùy mục đích sử dụng. Một liều điều trị bằng kháng sinh thường kéo dài 7-10 ngày bao gồm cả thời gian tấn công tiêu diệt tác nhân và ngăn ngừa sự tái phát.
Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh phải đảm bảo dùng đúng và đủ liều, tránh tình trạng kháng kháng sinh xảy ra. Một số loại thuốc dùng cho người lớn như sau:
- Kháng sinh nhóm penicillin: Nhóm kháng sinh thông dụng nhất, tương đối lành tính và tiết kiệm chi phí. Người bệnh sẽ được ưu tiên kê nhóm kháng sinh này khi điều trị viêm amidan (Amoxicillin; Ampicillin;…)
- Kháng sinh nhóm cephalosporin: Ví dụ như cefotaxim; cefixim; cefoperazon; ceftazidime;…Nhóm thuốc này cũng có hiệu quả tương đối tốt với các chứng bệnh nhiễm khuẩn khác nhau ở đường hô hấp trên và dưới
- Kháng sinh nhóm Macrolid: Người bệnh được kê nhóm thuốc này khi các chứng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hoặc có biểu hiện dị ứng với penicillin. Cụ thể là một số loại thuốc như erythromycin; clarithromycin; azithromycin;…
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng một số loại kháng sinh kết hợp khác nhằm mục đích tăng phổ diệt khuẩn.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Bị viêm amidan uống thuốc gì? Người bệnh bị viêm amidan có thể kèm theo các biểu hiện đau nhức, có sốt vừa đến sốt cao (phản ứng cơ thể bình thường của viêm nhiễm). Khi cơ thể có sốt lên trên 38,5 độ C, người bệnh cần dùng thuốc hạ sốt. Nếu để tình trạng sốt cao kéo dài, không có biện pháp can thiệp rất dễ dẫn đến các biến chứng liên quan.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng sốt cao liên tục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và nhận thức khi trưởng thành. Do đó, khi mắc bệnh viêm amidan, người bệnh cần kiểm soát thân nhiệt thường xuyên và dùng hạ sốt ngay khi cần thiết
Paracetamol là loại thuốc thông dụng, thường được sử dụng với cả mục đích giảm đau và hạ sốt. Cụ thể, về liều lượng, người bệnh cần lưu ý:
- Với trẻ em: Liều tùy thuộc cân nặng (10-15mg/kg/liều). Hai lần dùng cách nhau tối thiểu 4-6 tiếng, tối đa 5 lần/ngày
- Với người lớn và trẻ >11 tuổi: Sử dụng 325-650mg/lần. Mỗi lần sử dụng cách nhau tối thiểu 4-6 tiếng, không dùng liên tục trong vòng 4 ngày
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cảnh giác một số tác dụng phụ có thể gặp phải, cụ thể như sau:
- Nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da
- Chán ăn, buồn nôn, người bệnh sụt cân không rõ nguyên nhân
- Khó thở, thở rít
- Gặp một số tình trạng vàng da, vàng mắt
Nếu gặp các tác dụng phụ trên và có xu hướng diễn tiến nghiêm trọng hơn, người bệnh nên ngừng ngay việc dùng thuốc. Sau đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm cũng là một giải pháp cần thiết cho vấn đề “Viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi?”. Sử dụng loại thuốc này theo liều sẽ là biện pháp điều trị hiệu quả các tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm săn se các ổ viêm nhiễm, hỗ trợ tái tạo lớp tế bào mới khỏe mạnh hơn.
Nhóm thuốc kháng viêm thường dùng bao gồm: Betadine; Oropivalone; Lysopaine; Alphachymotrypsin;….
Thuốc giảm ho
Bệnh viêm amidan thường đi kèm các biểu hiện sưng đau họng, gây ho và khó chịu ở người bệnh. Cơn ho kéo dài dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, làm nghiêm trọng hơn tình trạng sưng đỏ amidan. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc giảm ho để cải thiện tình trạng này
Một số thuốc giảm ho thông dụng như sau: Terpin codein; Pholcodin; Dextromethorphan; Noscapin; Alimemazin;….Với nhóm thuốc này, người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc.
Thuốc giảm tình trạng phù nề, xung huyết
Ngoài ra, với vấn đề “Viêm amidan uống thuốc gì điều trị bệnh nhanh chóng?”, người bệnh nên dùng thuốc chống phù nề, xung huyết. Thuốc được chỉ định với mục đích giảm sưng đau, nóng đỏ amidan, hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
Cụ thể, một số loại thuốc thường dùng như: Alphachymotrypsin (alpha choay); Statripsine;..
Ngoài các nhóm trên, người bệnh có thể dùng thêm một số loại vitamin, thuốc bổ với mục đích tăng cường sức đề kháng. Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng hàng ngày cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị nhanh chóng.
Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm amidan
Ngoài các loại thuốc liên quan đến vấn đề “viêm amidan uống thuốc gì?” ở trên, người bệnh có thể tham khảo thêm nhiều loại thuốc khác. Mặc dù điều trị bằng phương pháp Tây y cho hiệu quả tương đối nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác nhau. Do đó, trong quá trình điều trị, người bệnh phải lưu ý:
- Đi thăm khám y tế khi thấy các biểu hiện của bệnh viêm amidan để có hướng xử lý càng sớm càng tốt
- Không tự ý mua thuốc Tây y sử dụng, dù là các loại thuốc giảm đau thông thường cũng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn y tế
- Uống thuốc đủ liều lượng và đợt điều trị, không dừng ngắt quãng dù các triệu chứng đã thuyên giảm
- Không dùng nhiều phương pháp điều trị cùng một lúc. Ví dụ, không được kết hợp cả thuốc Đông y và Tây y cùng một thời điểm
- Nếu muốn áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà, phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị
- Trong quá trình uống thuốc, nếu cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời
- Kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung nhóm thực phẩm dinh dưỡng và hạn chế các đồ ăn gây kích ứng cổ họng
- Dành thời gian nghỉ ngơi và tập trung điều trị, hạn chế làm việc quá sức khiến bệnh nặng hơn
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề “Bị viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi và đảm bảo an toàn?”. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ sớm để có hướng điều trị kịp thời và nhanh chóng dứt điểm bệnh.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!