Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

“Có nên cắt amidan cho người lớn hay không?” là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm, đặc biệt là những người đang mắc các tình trạng bệnh khó chịu ở amidan. Để giải đáp thắc mắc trên và giúp người bệnh hình dung rõ nhất về can thiệp ngoại khoa này, cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau.

Có nên cắt amidan cho người lớn không?

Amidan là các tổ chức bạch huyết (hay còn gọi là tổ chức lympho), nằm phía sau thành họng. Ở trạng thái bình thường, amidan đóng vai trò như hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh theo đường hô hấp.

Tuy nhiên, khi lượng tác nhân xâm nhập tăng cao đột biến gây kích thích nghiêm trọng, amidan có thể xuất hiện viêm nhiễm. 

Viêm amidan là một bệnh lý hô hấp phổ biến, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi, ít gặp ở người trưởng thành. Tuy nhiên, ở người lớn bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và diễn tiến sang mãn tính nhanh hơn, khó điều trị hơn. Nhiều trường hợp là do người bệnh không điều trị đúng cách, phù hợp khiến bệnh diễn tiến nặng.

Có nên cắt amidan cho người lớn? 
Có nên cắt amidan cho người lớn?

Trong trường hợp viêm amidan mãn tính quá phát, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ amidan để điều trị triệt để. Rất nhiều người bệnh băn khoăn rằng: “Có nên cắt amidan cho người lớn hay không?”.

Trả lời cho thắc mắc này, nhiều chuyên gia y tế nhận định rằng, không phải người bệnh nào cũng phải cắt amidan khi có tình trạng viêm nhiễm. 

Đồng thời, người bệnh cũng không cần quá lo lắng nếu được chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị viêm amidan. Vì cắt amidan nói chung là một thủ thuật y tế đơn giản, thực hiện dễ dàng và tỷ lệ thành công cao. Nhìn chung, thủ thuật này ít khi để lại biến chứng và thời gian hồi phục của người bệnh tương đối nhanh.

Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa khác, cắt amidan cũng tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng. Trong đó, phải kể đến nhiễm trùng vết mổ, xuất huyết trong phẫu thuật, sốc phản vệ do thuốc dùng trong phẫu thuật,…

Để đảm bảo an toàn trong điều trị, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế có điều kiện tốt, cơ sở vật chất đầy đủ.

Trường hợp nào nên cắt bỏ amidan? Đối tượng nào không được cắt?

Vậy “có nên cắt amidan cho người lớn?”. Có thể khẳng định rằng, vẫn có thể thực hiện thủ thuật này trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, không phải tình trạng nào cũng phải cắt bỏ phần amidan bị viêm nhiễm. Người bệnh nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan khác để được chỉ định điều trị thích hợp

Không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện thủ thuật cắt amidan
Không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện thủ thuật cắt amidan

Các đối tượng sau đây có thể được chỉ định áp dụng can thiệp ngoại khoa:

  • Người bị viêm amidan mãn tính nhiều năm (diễn tiến kéo dài và tái phát từ 4-5 năm)
  • Amidan sưng to, gây chèn ép đường thở và khiến người bệnh khó nuốt
  • Người bệnh ăn uống khó khăn, gần như không ăn uống được dẫn đến suy nhược cơ thể
  • Có dấu hiệu xuất hiện biến chứng của viêm amidan (gây biến chứng tại họng hoặc các cơ quan lân cận)
  • Có dấu hiệu gây biến chứng toàn thân nguy hiểm (gây bệnh lý thận khớp, tim mạch,…)

Trước khi quyết định chỉ định can thiệp ngoại khoa cắt amidan cho người lớn, bác sĩ cần phải thăm khám kỹ càng để loại bỏ các yếu tố bất lợi. Bên cạnh thăm khám lâm sàng thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để phục vụ điều trị. 

Không chỉ định cắt amidan cho người lớn thuộc các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh có các bệnh về máu (đặc biệt là rối loạn đông máu). Do quá trình phẫu thuật có thể mất rất nhiều máu nên ảnh hưởng không tốt đến người bệnh
  • Người bệnh có các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp cũng do có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc gây mê
  • Người bệnh có biểu hiện của suy gan, suy thận,….cũng không nên thực hiện thủ thuật này
  • Đối tượng trên 45 tuổi. Ở lứa tuổi này, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính khác rất cao. Do đó, bất kỳ loại thủ thuật nào đều có nguy cơ gây biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần cẩn trọng khi quyết định thực hiện

Để đưa ra kết luận chính xác nhất, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn cơ sở chữa bệnh có chuyên khoa tai mũi họng phù hợp, đầy đủ trang thiết bị để thực hiện thủ thuật an toàn. 

Lưu ý gì khi cắt amidan ở người lớn?

Với câu hỏi “Có nên cắt amidan cho người lớn hay không?”, người bệnh đã có câu trả lời qua nội dung trên. Quá trình hậu phẫu cũng rất quan trọng với bất kỳ can thiệp ngoại khoa nào.

Người bệnh cần lưu ý vài điều sau đây để nhanh chóng hồi phục và sinh hoạt như bình thường.

  • Sau khi thực hiện thủ thuật cắt amidan, nên nghỉ ngơi tại chỗ tối thiểu 4-6 tiếng để bác sĩ theo dõi và vết mổ ổn định hẳn
  • Người bệnh nên dành tối thiểu 1 tuần để nghỉ ngơi tại nhà
  • Hạn chế nói to, hò hét sau khi thực hiện thủ thuật. Người bệnh vẫn có thể nói chuyện bình thường với âm lượng vừa phải
Chú ý quá trình hậu phẫu để việc hồi phục hiệu quả hơn
Chú ý quá trình hậu phẫu để việc hồi phục hiệu quả hơn
  • Theo dõi tình trạng cổ họng sau quá trình phẫu thuật, quay lại bệnh viện ngay nếu thấy tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
  • Không nên đánh răng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật, tránh rủi ro tác động xấu đến vết mổ.
  • Nên súc miệng nhẹ nhàng với nước muối sinh lý, tránh khạc nhổ mạnh tổn thương vết mổ.
  • Trong 24 giờ đầu tiên, người bệnh chỉ nên uống sữa hoặc ăn cháo loãng, nước canh, súp,….hạn chế kích ứng vết mổ.
  • Duy trì các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt trong vòng 14 ngày thì có thể ăn uống như bình thường.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích trong thời gian hồi phục.
  • Vận động nhẹ nhàng, cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không để tâm lý căng thẳng trong thời gian này.

Đừng bỏ lỡ:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày khiến cha mẹ lo lắng, bất an. Hiểu được bản chất của hiện tượng sốt do viêm amidan và những phương pháp hạ sốt hiệu quả là “chìa khóa” giúp cha mẹ điều trị bệnh của con trẻ tốt hơn. Nguyên nhân gây sốt khi trẻ bị sốt viêm amidan? Amidan là cơ...

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cắt bỏ amidan cho phù hợp.

Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.

Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
  • Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
  • Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
  • Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...
“Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?”. Viêm amidan thể mãn tính có biểu hiện nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Người bệnh nên chủ động nhận biết tình trạng bệnh và đi khám để có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan