Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa ở người lớn là tình trạng tổn thương màng nhĩ gây đau đớn và ảnh hưởng tới chức năng của tai. Chủ quan trước các biểu hiện của bệnh dẫn tới không điều trị kịp thời, đúng thuốc là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về bệnh là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết nhất về bệnh viêm tai giữa ở người lớn.

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn là gì?

Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở nhóm trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xảy ra ở nhóm tuổi trưởng thành kèm theo các biến chứng nguy hiểm. Tai là bộ phận quan trọng thực hiện các chức năng nghe và phản xạ lại các âm thanh từ bên ngoài. Trong đó, cấu trúc của tai gồm 3 bộ phận là tai ngoài, tai giữa và tai trong, viêm tai giữa là tình trạng phổ biến nhất. 

Viêm tai giữa ở người lớn
Viêm tai giữa ở người lớn thường bị chủ quan dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Viêm tai giữa thường có liên quan tới các bệnh viêm nhiễm hệ hô hấp dưới do được kết nối với vòm họng thông qua vòi nhĩ. Bộ phận này có chức năng chính là dẫn truyền, làm sạch và thông thoáng không khí ở tai giữa. Khi cơ thể bị các vi khuẩn bên ngoài tấn công gây viêm họng sẽ dẫn tới sưng phù và tắc nghẽn vòi nhĩ. 

Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến dịch đọng lại trong tai, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn tới bệnh viêm tai giữa. Do vòi nhĩ của trẻ nhỏ nằm ngang nên nguy cơ mắc viêm tai giữa thường cao hơn người lớn. Tuy nhiên chính tâm lý chủ quan cùng lối sống không khoa học, lành mạnh có thể khiến viêm tai giữa khởi phát ở người lớn bất cứ lúc nào. Dựa trên các biểu hiện của bệnh, viêm tai giữa ở người lớn thường được chia thành các dạng:

  • Viêm tai giữa ứ dịch: Dịch và chất nhầy bị ứ đọng lại trong tai giữa có thể gây cảm giác ù tai, đầy tai. Nếu nghiêng đầu có thể cảm thấy chất dịch di chuyển bên trong nhưng không thể thoát ra được do vòi nhĩ sưng viêm, bít tắc. Viêm tai giữa ứ dịch có thể dẫn tới mãn tính, chất dịch có thể tích tụ và tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chức năng của thính giác.
  • Viêm tai giữa có mủ ở người lớn: Người mắc viêm tai giữa dạng có mủ thường có biểu hiện đau tai, sốt, suy giảm thính lực nghiêm trọng nếu để lâu ngày. Dịch tiết trong tai do dịch niêm mạc ứ đọng và có dạng loãng. Sau đó chuyển dần sang màu vàng, đặc nhầy, mủ trong tai có thể vỡ và chảy ra bên ngoài. 
  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng khi bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau tai, sốt, tai nóng đỏ do các dịch viêm bị ứ đọng.
  • Viêm tai giữa mãn tính: Nếu để dịch trong tai quá lâu hoặc bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn tới viêm tai giữa mãn tính. Dịch viêm chảy ra từ ống tai có thể gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực nhưng thường không gây đau đớn so với viêm tai giữa cấp tính.

Viêm tai giữa ở người lớn
Hình ảnh viêm tai giữa có mủ ở người lớn

Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm tai giữa ở người lớn thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp. Người bệnh cần chủ động nắm bắt và áp dụng giải pháp điều trị kịp thời ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của tai như:

  • Ù tai, nặng tai.
  • Suy giảm thính lực, thường phải nghe lại 1 đến 2 lần.
  • Đau nhói tai, sưng đỏ hoặc có cảm giác nóng trong tai.
  • Xuất hiện dịch chảy ra từ tai hoặc cảm giác có chất lỏng dịch chuyển bên trong.
  • Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi.
Triệu chứng Viêm Tai Giữa Ở Người Lớn phổ biến

Nguyên nhân viêm tai giữa ở người lớn

Nhận định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị và phòng tránh viêm tai giữa diễn ra hiệu quả nhất. Không giống với viêm tai giữa ở trẻ em, căn bệnh này diễn biến phức tạp, khó lường kèm theo nguy cơ biến chứng cao. Viêm tai giữa ở người lớn khởi phát do các nguyên nhân chủ yếu như:

  • Viêm VA cấp hoặc mãn tính: VA (Végétations Adénoides) là tổ chức có nhiệm vụ quan trọng trong hệ miễn dịch và lọc sạch vi khuẩn tới phổi. Không khí từ môi trường bên ngoài thường đi qua mũi, VA để xuống phổi. Các tế bào bạch cầu trong VA có chức năng nhận diện vi khuẩn và tạo kháng thể. Vì cấu trúc của VA nằm gần các lỗ của vòi nhĩ và phía sau vòm họng nên khi bộ phận này bị sưng, viêm có thể làm tắc vòi nhĩ dẫn tới ứ đọng dịch và gây viêm tai giữa.
  • Viêm mũi, họng, viêm amidan, cảm cúm: Đều có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa do mối liên hệ mật thiết giữa bộ ba cơ quan tai-mũi-họng.
  • Ô nhiễm không khí có thể gây tích tụ vi khuẩn trong tai và tiềm ẩn nguy cơ gây viêm họng do hít phải các vi khuẩn có trong không khí.
  • Vệ sinh tai không đúng cách hoặc không thường xuyên. Thói quen không làm sạch tai sau khi tắm có thể làm nước tích tụ bên trong, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.
  • Khói thuốc do hút thuốc thụ động hoặc lạm dụng thuốc lá có thể làm suy giảm chức năng phổi, suy yếu các tế bào VA khiến vòi nhĩ sưng viêm, gây bệnh viêm tai giữa.

Khói thuốc lá có thể làm suy yếu các tế bào VA khiến vòi nhĩ sưng viêm
Khói thuốc lá có thể làm suy yếu các tế bào VA khiến vòi nhĩ sưng viêm

Bệnh có tự khỏi được không? Có nguy hiểm không? Biến chứng

Viêm tai giữa ở người lớn là căn bệnh có thể tái phát nhiều lần tiến triển thành thể mãn tính nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh chỉ có thể khỏi khi các dấu hiệu viêm nhiễm trong tai được loại bỏ. Đối với những người có sức đề kháng tốt, cơ chế tự đáp ứng của hệ miễn dịch có thể loại bỏ các triệu chứng sau 4 đến 6 ngày mà không cần sử dụng thuốc.

Trên thực tế, các nhân tố gây bệnh không bị đào thải triệt để nếu không áp dụng biện pháp điều trị phù hợp và hoàn toàn có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Không chỉ viêm tai giữa ở trẻ em mà ở người lớn, căn bệnh này vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nên những biến chứng khôn lường cho sức khỏe và thính lực, để lại những tổn thương khó phục hồi:

  • Thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ.
  • Giảm thính lực.
  • Viêm màng não, áp xe não.
  • Viêm xương chũm.
  • Tổn thương dây thần kinh mặt.

Viêm tai giữa ở người lớn không phải bệnh mãn tính nên hoàn toàn có thể điều trị khỏi trong thời gian sớm nhất nếu người bệnh tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

  • Chủ động theo dõi, phát hiện các dấu hiệu bệnh và thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị đã được chỉ định.
  • Thực hiện chế độ kiêng khem khoa học.
  • Vệ sinh tai đều đặn, đúng cách.
  • Trong thời gian điều trị không tác động vật lý làm tổn thương tai như ngoáy tay hoặc gãi mạnh…

Các cách chẩn đoán bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Chẩn đoán xác định viêm tai giữa dựa trên sự kết hợp của các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Việc chẩn đoán chính xác và kịp thời là rất quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khai thác bệnh sử

  • Triệu chứng lâm sàng: Hỏi rõ về các triệu chứng như đau tai, ù tai, chảy dịch tai, sốt, nghe kém, cảm giác đầy tai. Lưu ý thời gian khởi phát, mức độ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng.
  • Tiền sử bệnh: Tìm hiểu về các bệnh lý tai mũi họng trước đó, các bệnh mãn tính như tiểu đường, các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiền sử dị ứng.
  • Tiền sử dùng thuốc: Hỏi về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là kháng sinh, corticoid, thuốc giảm đau.

Thăm khám lâm sàng

Quan sát toàn thân: Đánh giá tình trạng toàn thân, phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi.

Khám tai bằng soi tai:

  • Đánh giá ống tai ngoài: Quan sát sự hiện diện của ráy tai, dịch mủ, tổn thương da ống tai.
  • Đánh giá màng nhĩ: Quan sát màu sắc, độ căng phồng, sự hiện diện của bọng mủ, lỗ thủng, mức dịch sau màng nhĩ.

Soi tai là cách thăm khám lâm sàng ban đầu cần thiết
Soi tai là cách thăm khám lâm sàng ban đầu cần thiết

Khám hạch vùng: Kiểm tra các hạch vùng trước, sau và dưới tai.

Đánh giá chức năng thính giác: Sử dụng các nghiệm pháp định tính như nghiệm pháp Weber, Rinne để phát hiện nghe kém.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Cấy dịch tai: Thực hiện nếu có chảy dịch tai để xác định tác nhân gây bệnh và kháng sinh đồ.
  • Đo thính lực: Thực hiện đo thính lực đơn âm để đánh giá mức độ nghe kém và theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang sọ nghiêng Blondeau có thể được chỉ định nếu nghi ngờ biến chứng viêm xương chũm.
  • Chụp CT scan: Chỉ định khi nghi ngờ biến chứng nội sọ hoặc khi cần đánh giá chi tiết hơn cấu trúc tai giữa và xương chũm.
  • Chụp MRI: Chỉ định khi nghi ngờ các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não.

Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt viêm tai giữa với các bệnh lý khác như viêm tai ngoài, tắc vòi nhĩ, cholesteatoma, viêm xương chũm.

Đối tượng nguy cơ cao bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa thường gặp hơn ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng không hoàn toàn miễn nhiễm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Do bệnh lý, thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị ung thư.
  • Bệnh lý đường hô hấp mãn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, hen suyễn...
  • Hút thuốc lá: Cả chủ động và thụ động đều làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh của cơ thể.
  • Dị tật cấu trúc vòi nhĩ: Hẹp, tắc nghẽn.
  • Chấn thương vùng tai mũi họng: Gãy xương đá, thủng màng nhĩ… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm tai giữa.
  • Bệnh lý toàn thân: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, béo phì...

Cách phòng tránh hiệu quả nhất

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh nên chủ động xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh, điều độ để tăng cường hiệu quả điều trị, cải thiện sức đề kháng giúp phòng ngừa bệnh.

Viêm tai nên kiêng gì
Người bệnh nên hạn chế ngoáy tai để tránh nhiễm trùng
  • Vệ sinh tai, mũi, họng bằng nước muối sinh lý 1 tuần từ 2 đến 3 lần.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi đi đến nơi công cộng hoặc lưu thông trên đường.
  • Chườm nóng ngoài tai để giảm cảm giác đau đớn.
  • Không tự ý ngoáy hoặc sử dụng vật cứng dễ gây nhiễm trùng và tổn thương màng nhĩ.
  • Thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Khi ngủ có thể nằm nghiêng về bên tai bị viêm để dịch dễ thoát ra.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Viêm tai giữa (viêm tai giữa cấp) thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu và triệu chứng cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Đau tai dữ dội: Đau tai không giảm hoặc tăng lên sau 24-48 giờ điều trị tại nhà.
  • Sốt cao: Nhiệt độ trên 38.5 độ C, đặc biệt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Chảy mủ tai: Xuất hiện dịch mủ vàng, xanh hoặc có máu từ tai.
  • Giảm thính lực: Khó nghe, cảm giác ù tai, nghe không rõ.
  • Các triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu dữ dội, sưng đau vùng quanh tai.
  • Viêm tai giữa ở trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ biến chứng cao hơn nên cần được bác sĩ đánh giá ngay.
  • Viêm tai giữa tái phát nhiều lần: Gặp bác sĩ nếu viêm tai giữa tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn (vài tuần hoặc vài tháng).
  • Tiền sử bệnh lý: Người có hệ miễn dịch suy yếu, người bị các bệnh mạn tính như tiểu đường, HIV/AIDS.

Các trường hợp cần theo dõi và tái khám:

  • Triệu chứng không cải thiện: Nếu sau 2-3 ngày điều trị tại nhà, các triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn.
  • Dịch tai giữa còn tồn tại: Nếu sau 3 tháng điều trị, dịch tai giữa vẫn còn tồn tại và gây giảm thính lực.
  • Nghi ngờ biến chứng: Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng như viêm xương chũm (đau, sưng phía sau tai), liệt mặt, áp xe não.

Cách điều trị viêm tai giữa ở người lớn hiệu quả nhất

Viêm tai giữa cần được điều trị sớm và đúng phương pháp. Tùy thuộc vào cơ địa và đặc điểm của bệnh ở mỗi người sẽ có các giải pháp khắc chế khác nhau. Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất, tránh tự ý sử dụng thuốc dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc chữa viêm tai giữa ở người lớn

Việc điều trị hiệu quả viêm tai giữa bằng thuốc thường là sự kết hợp của các loại kháng sinh dạng uống, thuốc nhỏ kháng sinh hoặc vệ sinh tai, thuốc giảm đau, chống dị ứng, phù nề.

Người viêm tai giữa có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin như Amoxicillin
Người viêm tai giữa có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin như Amoxicillin

  • Kháng sinh điều trị viêm tai giữa: Người bệnh thường được chỉ định sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin như Amoxicillin đem lại tác dụng nhanh, giá thành vừa phải. Hoặc các loại khác như nhóm Beta-Lactam có khả năng kháng lại khả năng thẩm thấu của vi khuẩn, nhóm macrolid có tác dụng tương tự Penicillin nếu người bệnh có dấu hiệu dị ứng với thuốc thuộc nhóm này. Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ có thể kê đơn dạng thuốc uống hoặc nhỏ tai.
  • Thuốc giảm sưng, phù nề: Các loại thuốc thuộc nhóm không chứa Steroid (NSAID), thuốc kháng viêm corticoid có tác dụng giảm sưng viêm, thúc đẩy sản sinh tế bào phục hồi, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh thông qua ức chế quá trình tổng hợp enzyme.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Phổ biến nhất là các sản phẩm chứa paracetamol giúp giảm đau nhanh dạng sủi hoặc viên uống. Thuốc có thể bán không kê đơn tuy nhiên người bệnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng.

Ưu điểm:

  • Kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
  • Dễ sử dụng và dễ tìm mua.
  • Điều trị được nhiều thể viêm tai giữa.

Nhược điểm:

  • Có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng...
  • Lạm dụng kháng sinh gây khó khăn trong điều trị.
  • Tập trung vào triệu chứng, chưa chú trọng nâng cao sức đề kháng.

Cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà

Một số người bệnh có xu hướng lựa chọn các giải pháp điều trị tại nhà. Với sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, các bài thuốc chữa mẹo dân gian có khả năng ức chế các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở người lớn. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cần tuân thủ chặt chẽ yêu cầu vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng. 

Các bài chữa mẹo chỉ có hiệu quả với bệnh viêm tai giữa ở người lớn giai đoạn đầu, nếu cố tình lạm dụng có thể biến thành con dao hai lưỡi thay vì đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Độc giả có thể tham khảo một số các bài chữa mẹo dưới đây:

  • Chữa viêm tai giữa bằng tỏi: Bóc 1 tép tỏi, làm sạch vỏ và rễ sau đó bổ làm đôi. Đặt mặt trong của tỏi và trong tai bị viêm, lưu ý không nên nhét quá sâu, ưu tiên chọn tép tỏi to để không xảy ra tình trạng lọt vào lỗ tai. Thực hiện ngày 1 lần, các tinh chất trong tỏi sẽ giúp giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra người bệnh có thể chườm khăn ấm bên ngoài để tăng cường hiệu quả cho bài thuốc.
  • Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ: Dùng lá hẹ tươi, rửa sạch sau đó đem giã nát và lọc lấy lấy nước cốt. Sử dụng nước lá hẹ nhỏ tai từ 2, 3 giọt. Liên tục trong vòng 7 đến 10 ngày sẽ có hiệu quả giảm đau, giảm sưng viêm và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng ống tai.

chữa viêm tai giữa tại nhà
Sử dụng lá mơ lông là phương pháp điều trị viêm tai giữa ở người lớn an toàn hiệu quả

  • Lá mơ lông điều trị bệnh hiệu quả: Chọn lá mơ lông to, dầy đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó hơ qua trên lửa nhỏ, hoặc xao trên chảo để lá mơ nóng già, hạn chế để cháy. Dùng tay vò hoặc giã nát phần lá, vo tròn để trong tai. Hoặc nhằm giảm thiểu tình trạng vụn lá rơi vào trong ống tai, người bệnh có thể cuộn lá mơ lông thành hình ống trụ nhỏ, đem nhét vào trong tai và giữ nguyên trong 10 phút, lấy ra.
  • Cách dùng rau diếp cá chữa bệnh: Rửa sạch 20g rau diếp cá, có thể ngâm qua với nước muối. Sau đó tiến hành giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Dùng nhỏ vào tai 2, 3 giọt mỗi ngày từ 3 - 4 lần. Áp dụng kiên trì trong ít nhất 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 
  • Cách chữa viêm tai giữa bằng cách thổi sáp ong: Các dưỡng chất có trong sáp ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm giảm đau tai, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh sử dụng giấy cuộn sáp ong lại, đốt cháy một đầu giấy vừa đủ để tạo thành khói. Sau đó đầu còn lại xuống tai theo chiều thẳng đứng để hơi nóng vào trong. Thực hiện thường xuyên 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa

Viêm tai giữa, trong y học cổ truyền, được xem là chứng "long đàm" hoặc "nhiệt độc uất kết" tại khu vực tai giữa. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Phong nhiệt xâm nhập: Thường do thay đổi thời tiết đột ngột, nhiễm lạnh, hoặc sức đề kháng kém.
  • Can hỏa thượng viêm: Căng thẳng, stress, nóng giận gây ảnh hưởng tới chức năng gan, dẫn đến hỏa bốc lên gây viêm tai.
  • Tỳ vị hư nhược: Chế độ ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ khiến tỳ vị suy yếu, sinh đàm thấp và nhiệt gây viêm.

Phân loại và triệu chứng:

  • Phong nhiệt: Đau tai dữ dội, tai đỏ, sưng, sốt, khát nước.
  • Can hỏa: Đau nhức tai, ù tai, chóng mặt, mặt đỏ, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
  • Tỳ hư thấp nhiệt: Đau tai âm ỉ, chảy mủ vàng hoặc trắng đục, ù tai, chán ăn, mệt mỏi.

Tùy theo thể bệnh và nguyên nhân, Đông y có các pháp trị liệu sau: Tả hỏa thanh nhiệt, kiện tỳ thẩm thấp, thông khiếu hoạt lạc. Cụ thể người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc như:

Bài thuốc cho thể Phong nhiệt

  • Thành phần: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Kinh giới 10g, Đạmđậu sị 16g, Chi tử 10g, Cam thảo 6g.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống1 thang, chia 2-3 lần.
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa tiêu viêm.

Bài thuốc cho thể Can hỏa

  • Thành phần: Long đởm thảo 12g, Hoàng cầm 10g, Chi tử 10g, Sài hồ 10g, Mộc thông 10g, Xa tiền tử 10g, Trạch tả 12g, Sinh địa 16g.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống1 thang, chia 2-3 lần.
  • Công dụng: Tả can hỏa, thanh nhiệt lợi thấp, thông lợi tam tiêu.

Bài thuốc cho thể Tỳ hư thấp nhiệt

  • Thành phần: Thương truật 12g, Bạch truật 12g, Trần bì 10g, Chỉ thực 10g, Hậu phác 10g, Bạch linh 12g, Hoắc hương 10g, Bán hạ 10g.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống1 thang, chia 2-3 lần.
  • Công dụng: Kiện tỳ táo thấp, hóa thấp tiêu trệ.

Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là trị bệnh tận gốc, tăng cường sức đề kháng
Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là trị bệnh tận gốc, tăng cường sức đề kháng

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y:

  • Tính toàn diện, trị bệnh tận gốc, tăng cường sức đề kháng.
  • Ít tác dụng phụ, an toàn cho người lớn tuổi và người bệnh mạn tính.
  • Hiệu quả lâu dài, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nhược điểm:

  • Thời gian điều trị kéo dài.
  • Khó chẩn đoán chính xác.
  • Chất lượng thuốc không đồng đều nếu không được kiểm soát.

Dược liệu

Y học cổ truyền Việt Nam sử dụng đa dạng các loại dược liệu để điều trị viêm tai giữa ở người lớn, dựa trên nguyên tắc biện chứng luận trị, tùy theo thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Các dược liệu này thường có nguồn gốc từ thực vật, động vật hoặc khoáng vật, mang lại hiệu quả điều trị cao và ít tác dụng phụ.

Công dụng chính của các dược liệu thường được chia thành từng nhóm như:

  • Thanh nhiệt giải độc.
  • Tả hỏa tiêu viêm (giảm đau, tiêu viêm, giảm sưng).
  • Kiện tỳ táo thấp (tăng cường chức năng tỳ vị, giảm ẩm thấp, tiêu đàm).
  • Lợi thủy thẩm thấp (lợi tiểu, giảm phù nề, giảm tiết dịch).
  • Hành khí hoạt huyết (điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm tắc nghẽn).
  • Khu phong tán hàn (giải cảm, giảm đau, giảm nghẹt mũi).

Dựa trên nguyên nhân và triệu chứng cụ thể, các thầy thuốc Đông y sẽ kết hợp các dược liệu trên thành các bài thuốc phù hợp. Một số dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm tai giữa bao gồm:

  • Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Chi tử: Thường dùng trong thể phong nhiệt, can hỏa.
  • Bạch truật, Ý dĩ, Hoài sơn, Đẳng sâm: Thường dùng trong thể tỳ hư thấp nhiệt.
  • Đương quy, Xuyên khung, Sài hồ, Hương phụ: Thường dùng khi có biểu hiện đau nhức, ù tai, chóng mặt.
  • Hoàng liên, Hoàng bá: Thường dùng khi có nhiễm khuẩn.

Viêm tai giữa ở người lớn là căn bệnh phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể kéo theo nhiều biến chứng. Người bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở tai nên chủ động thăm khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp phù hợp.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Tai Giữa Ở Người Lớn bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan