Tổng quan về bệnh Da Liễu
Bệnh da liễu là tập hợp những bệnh lý ảnh hưởng tới cấu trúc bề mặt da, dưới da, lông, móng và tóc. Việt Nam có đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đây cũng là môi trường phù hợp cho nhiều chứng bệnh da liễu phát triển. Những bệnh lý này đều gây ra triệu chứng khó chịu, dễ lan rộng và tái phát dai dẳng nếu không có biện pháp điều thích hợp.
Bên cạnh đó, triệu chứng bất thường ngoài da cũng phản ánh vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể. Một số bệnh về da có thể phát triển âm thầm mà không bộc lộ bất cứ triệu chứng nào, dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị, tạo điều trị phát sinh biến chứng lâu dài.
Vậy nên, nếu nghi ngờ bản thân đang bị bệnh về da liễu, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để được việc chẩn đoán sớm. Mỗi người sẽ có cơ địa và có vấn đề về da khác nhau, thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Các bệnh lý Da Liễu thường gặp
Triệu chứng bệnh Da liễu phổ biến
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh da liễu thường gặp:
- Da sưng đỏ hoặc trắng, phát ban, ngứa ngáy.
- Da khô ráp, bị đóng vảy, mất sắc tố da.
- Nổi u nhỏ, bướu thịt, mụn cóc.
- Da phồng rộp, mụn nước, lở loét trên da.
- Xuất hiện nốt ruồi màu sắc hoặc kích thước bất thường.
- Da chùng nhão bất thường.
- Rạn da đỏ, rạn da trắng.
Bài test kiểm tra sức khỏe Da Liễu
Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Sau quá trình thăm khám và tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được bệnh da liễu cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh da liễu phổ biến hiện nay như:
Sử dụng thuốc Tây y
Những triệu chứng trên da như ngứa ngáy, đau rát, ửng đỏ,... hoàn toàn có thể giảm nhẹ thông qua các loại thuốc tây y như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm như:
- Thuốc chống viêm không steroid: Đây là nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc hoạt động nhờ tác dụng ức chế enzyme cyclooxygenase, làm giảm quá trình tổng hợp chất prostaglandin gây phản ứng viêm. Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định cho những người đang bị viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp bệnh bội nhiễm và diễn tiến nghiêm trọng hơn. Thông thường, thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định dùng liên tục trong 7 - 10 ngày. Đồng thời, bác sỹ khuyến nghị người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh và nước lọc trong thời gian dùng thuốc để tránh rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc kháng Histamine: Thuốc này hoạt động theo cơ chế phóng thích Histamine - thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng. Nhờ đó, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng mà người bệnh đang gặp phải. Thuốc kháng Histamine sẽ được chỉ định trong điều trị ở cả giai đoạn cấp và mãn tính.
- Viên uống bổ sung: Đây là những loại thuốc có tác dụng tăng cường đề kháng cho người bệnh. Đặc biệt là những trường hợp bị bệnh da liễu tái phát nhiều lần do thiếu hụt dinh dưỡng, đề kháng suy giảm hoặc thể trạng yếu. Tuy những thuốc này không tác động trực tiếp đến các tổn thương trên da, nhưng sử dụng thường xuyên sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Một số nhóm thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch như Cyclosporine, Azathioprine có tác dụng giải mẫn cảm với dị nguyên trong tình trạng viêm da dị ứng.
Tất cả những loại thuốc trị bệnh lý da liễu cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị bằng Đông y
Đông y cho rằng các bệnh da liễu khởi phát do nguyên nhân trường vị thấp khiến cơ thể bị phong hàn xâm nhập, kết hợp phong nhiệt gây uất kết khí huyết, khiến độc tố tích tụ ở dưới da. Bên cạnh đó, bệnh da liễu khởi phát cũng có thể do can thận hoạt động kém khiến sinh khí yếu, hao tổn khí huyết, hình thành uẩn nhiệt ở dưới da. Những điều này sẽ biểu hiện ra bên ngoài các triệu chứng như nổi sần đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy, nứt nẻ, da khô ráp,...
Để điều trị bệnh dứt điểm, các thầy thuốc Đông y sẽ kết hợp nhiều vị thuốc Đông y giúp tác động đến căn nguyên của bệnh, điều trị tận gốc rễ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Các phương thuốc này đều rất lành tính, hiếm khi gây tác dụng phụ. Đồng thời, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và tăng cường đề kháng vững chắc.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị bệnh da liễu bằng Đông y đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, dùng thuốc lâu dài và không bỏ dở liệu trình. Bởi các bài thuốc Đông y cần có thời gian đủ dài để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
Mẹo điều trị bệnh da liễu tại nhà
Đối với trường hợp bệnh da liễu ở giai đoạn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian. Đây cũng là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn nhờ ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều chi phí lại rất an toàn, lành tính.
- Uống nhiều nước: Uống nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố cho gan thận. Nhờ đó, một số triệu chứng như mẩn đỏ, nóng rát, ngứa ngáy,... sẽ được giảm bớt.
- Chườm lạnh, tắm nước mát: Các triệu chứng bệnh ngứa ngáy, phát ban có thể giảm nhẹ nhờ mẹo tắm nước mát hoặc chườm lạnh. Không chỉ làm dịu da, phương pháp này cũng ngăn chặn tình trạng lan rộng của các mảng da mẩn đỏ. Nhưng nếu chườm lạnh, bạn cần lưu ý không đặt đá lạnh trực tiếp lên da sẽ gây bỏng, cần bọc qua 1 lớp vải mỏng và sạch, đồng thời không chườm lên vết thương bị hở.
- Tắm bột yến mạch: Trong bột yến mạch có chứa chất saponin giúp làm sạch da, không gây kích ứng, mẩn đỏ. Đồng thời, yến mạch chứa lượng kẽm lớn mang tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn gây bệnh trên da. Ngoài ra, trong yến mạch cũng có avenanthramides - Chất kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả và hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết thương. Mỗi tuần, người bệnh nên tắm với nước bột yến mạch khoảng 3 - 4 lần để tác dụng phát huy tốt nhất.
- Tránh tác nhân gây kích ứng: Các tác nhân như khói bụi, nước tẩy rửa, vết nấm mốc hoặc các món ăn từ tôm, cua, chế phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh,... là những tác nhân gây kích ứng da phổ biến. Vậy nên, trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, bạn nên hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc và dung nạp vào cơ thể để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh da liễu hiệu quả nhất.
Không thể phủ nhận công dụng giảm nhẹ triệu chứng bệnh, nhưng bạn cần lưu ý phương pháp này cần kiên trì thực hiện để phát huy công dụng như mong muốn
Ứng dụng liệu pháp ánh sáng
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng để điều trị các bệnh ngoài da, được ứng dụng phổ biến nhờ hiệu quả tốt, phù hợp cho hầu hết các đối tượng và điều trị được nhiều bệnh da liễu như: Vảy nến, bệnh bowen, ung thư tế bào đáy,... Tùy từng bệnh lý sẽ áp dụng liệu pháp ánh sáng khác nhau như:
- Quang trị liệu UVB: Phương pháp dùng tia UVB tác động trực tiếp lên nhân và phân tử, làm ức chế quá trình phân chia tế bào thượng bì. Thông thường sẽ có UVB dải rộng (bước sóng trung bình 290 - 320nm), UVB dải hẹp (bước sóng trung bình 300nm - 313nm), trong đó, UVB dải hẹp được sử dụng rộng rãi hơn.
- Quang hóa trị liệu PUVA: Phương pháp sử dụng psoralen - chất nhạy cảm ánh sáng và tia bức xạ không ion hóa bước sóng dài UVA. Các dạng trị liệu PUVA gồm uống, bôi, tắm psoralen. Tùy thuộc từng bệnh nhân sẽ có cách thức và thời gian điều trị khác nhau để mang lại tác dụng chữa trị bệnh tốt nhất.
- Điều trị quang động lực: Phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng để bôi tại chỗ, uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch như thuốc aminolevulinic acid (ALA). Phản ứng quang động lực giữa oxy và chất nhạy cảm ánh sáng sẽ có tác dụng tiêu diệt toàn bộ các tế bào bất thường, được ứng dụng trong điều trị các bệnh như ung thư tế bào đáy, dày sừng ở mặt và da đầu, vảy nến, bệnh Bowen,....
Dù mang lại hiệu quả cao nhưng không phải mọi đối tượng đều có thể điều trị bệnh lý da liễu bằng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này chống chỉ định cho những người tiền sử có khối u ở da, khô da sắc tố, bị bệnh lupus ban đỏ, người bị hội chứng cockayne. Ngoài ra, bác sĩ cũng đã ghi nhận một số trường hợp gặp tác dụng phụ sau khi điều trị da liễu bằng ánh sáng như: Bị rát da, đỏ da, ngứa ngáy, cảm giác buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,... thậm chí, nếu điều trị sai cách có thể gây teo da, tăng sắc tố da, rối loạn sắc tố da, đục thủy tinh thế,...
Dược liệu trị bệnh da liễu
Các bệnh liên quan đến da liễu hoàn toàn có thể điều trị nhờ dược liệu thiên nhiên. Với thành phần dược liệu thiên nhiên 100% nên đảm bảo lành tính, hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình thầy thuốc hướng dẫn để chứng bệnh được điều trị hiệu quả. Dưới đây, chuyên gia da liễu đã thống kê một số dược liệu mang hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
Lá đơn đỏ
Loại lá này còn có tên gọi khác là đơn tướng quân, đơn tía, đơn mặt trời, liễu đỏ,... Hiệu quả điều trị bệnh về da liễu đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Theo đó, các thầy thuốc cho biết, lá đơn có tính mát, vị đắng, mang tác dụng thanh nhiệt, khu phong, giải độc, trừ thấp, giảm đau,... giúp điều trị hiệu quả bệnh dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt.
Trong khi đó, phân tích nghiên cứu khoa học cho thấy trong dược liệu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn như saponin, tanin, coumarin, anthranoid,... cùng lượng lớn flavonoid mang tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng.
Lá khế
Lá khế còn được gọi với tên khác là Ngũ liêm tử, Khế giang, Dương đào. Theo Y học cổ truyền, khế có vị chua, tính bình, chủ trị phong, nhiệt, sinh tân dịch, giúp trị mẩn ngứa, dị ứng, loét sưng hiệu quả. Nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện trong dược liệu có nhiều thành phần hoạt chất chống viêm, sát trùng, giúp làm dịu da, cải thiện ngứa ngáy, khó chịu.
Dùng lá khế rất lành tính, có thể áp dụng trong trị bệnh da liễu cho nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bí, trẻ nhỏ,...
Lá trầu không
Lá trầu không (trầu, trầu cay) là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị bệnh da liễu, đặc biệt là mụn nhọt, rôm sảy, ghẻ ngứa. Trong lá trầu chứa hàm lượng lớn chất Polyphenol giúp tăng sinh collagen, thúc đẩy làm lành thương tổn trên da.
Đặc biệt, tinh dầu Eugenol trong lá trầu có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm da, mẩn ngứa da lan rộng và làm dịu các triệu chứng bệnh gây ra.
Cây sài đất
Cây sài đất là dược liệu quý nhờ khả năng chữa trị được nhiều bệnh, trong đó có các bệnh liên quan đến da liễu. Trong Y học cổ truyền, sài đất mang tính mát, vị chua, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt.
Bên cạnh đó, nghiên cứu y học hiện đại đã phân tích thành phần dược liệu có chứa Saponin, Caroten, Flavonoid - Những hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, vị thuốc này có khả năng giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da, đồng thời thúc đẩy phục hồi da nhanh chóng.
Lá tía tô
Lá tía tô là dược liệu quen thuộc có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu. Hiệu quả này có được nhờ trong tinh dầu tía tô có chứa hàm lượng kháng khuẩn cao, cùng các khoáng chất như kẽm, lưu huỳnh, phốt pho, sắt, vitamin B4, vitamin B6, vitamin K, vitamin C,... hỗ trợ tiêu viêm, ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn trên da tốt nhất.
Đặc biệt, dùng lá tía tô sẽ giúp xoa dịu những vùng da bị viêm, ngứa, khô ráp khó chịu. Không chỉ vậy, tía tô còn có tác dụng tẩy tế bào chết, cung cấp độ ẩm vừa đủ giúp làn da ngăn ngừa lão hóa.
Lá chè xanh
Lá chè xanh hay lá trà xanh có vị chát, tính mát, mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lá chè xanh chứa nhiều thành phần hóa học tác động tích cực đến làn da. Trong đó phải kể đến 4 loại catechin mang tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, bảo vệ da trước nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các hoạt chất như tanin, theanine sẽ giúp giảm triệu chứng bong tróc, sưng tấy, mẩn ngứa trên da và thúc đẩy các tổn thương mau được chữa lành.
Ngoài ra, có nhiều loại dược liệu khác được ứng dụng trong điều trị bệnh da liễu như sau:
Huyệt đạo trị bệnh da liễu
Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc dược liệu,... bệnh da liễu có thể điều trị thông qua phương pháp bấm huyệt. Lý do bởi các bệnh như mẩn ngứa, dị ứng thực chất do chức năng gan và thận suy giảm, khiến các chất độc ứ đọng trong cơ thể rồi phát ra ngoài da. Bấm huyệt có tác dụng khai thông khí huyết, giải phóng ứ trệ, tắc nghẽn và giúp phục hồi chức năng thải độc của gan thận. Từ đó, các triệu chứng trên da được thuyên giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, trên cơ thể có hàng trăm huyệt đạo khác nhau. Việc tác động sai vị trí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Vậy nên, người bệnh không nên tự ý bấm huyệt mà cần được chuyên gia, thầy thuốc hướng dẫn chi tiết về vị trí, kỹ thuật thực hiện.
Để điều trị các bệnh liên quan đến da liễu, các thầy thuốc, chuyên gia Y học cổ truyền sẽ tiến hành tác động khai thông một số huyệt đạo dưới đây:
Nên niềng răng hay bọc răng sứ? Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi đang có ý đỉnh chỉnh nha. Phương pháp niềng răng phù hợp với các trường hợp răng có các khuyết điểm nghiêm trọng như lệch lạc, hô, móm, mất ít răng, thưa, hở kẽ nặng. Đối với bọc răng sứ phù hợp với những người có tình trạng răng miệng lệch lạc, không đều đẹp ở mức độ nhẹ, muốn khắc phục màu sắc, hình dáng của răng.
Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...