Tổng quan về bệnh Tai Mũi Họng
Tai mũi họng là nhóm bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, bao gồm tất cả những bất thường trong cấu trúc, chức năng và hoạt động của các bộ phận thuộc khu vực này. Đặc biệt, do cấu tạo của tai mũi họng có các hốc thông nhau nên khi 1 bộ phận gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng tới những bộ phận khác. Ví dụ viêm họng sẽ dẫn đến viêm thanh quản, viêm xoang sẽ dễ gây viêm mũi.
Ngày nay, tỷ lệ các ca mắc bệnh tai mũi họng ngày càng tăng nhanh, nguyên nhân chính do những thay đổi về thời tiết, nhiệt độ, môi trường xung quanh và do chính những thói quen sinh hoạt thiết khoa học hằng ngày.
Một điều đáng lo ngại hơn, phần lớn mọi người có tâm lý chủ quan khi mắc bệnh tai mũi họng. Điều này khiến bệnh không được điều trị sớm, dẫn tới những những biến chứng nguy hiểm và tiến triển mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và cả tính mạng.
Chuyên khoa Tai mũi học có chức năng khám, tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Đặc biệt, đội ngũ chuyên gia và cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất.
Các bệnh lý Tai Mũi Họng thường gặp
Triệu chứng bệnh Tai Mũi Họng phổ biến
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tai mũi họng như:
- Đau tai, tai chảy mủ, ù tai.
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi, tắc mũi.
- Đau rát họng, ngứa họng.
- Nuốt vướng, nổi hạch ở cổ.
- Ho khan, ho có đờm.
Bài test kiểm tra sức khỏe Tai Mũi Họng
Phương pháp điều trị bệnh Tai Mũi họng
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tai mũi họng, nhưng tùy thuộc từng nguyên nhân và mức độ gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp, nhằm mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Sử dụng thuốc Tây y
Đối với những trường hợp người bệnh viêm tai mũi họng cấp tính hoặc mãn tính, xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, đau rát họng, sốt nhẹ, ngạt mũi,... bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như sau:
- Thuốc kháng sinh: Cách loại thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng trong điều trị viêm mũi do vi khuẩn hoặc bội nhiễm. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Một số thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Clarithromycin, Erythromycin, Ceftriaxone,....
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng bệnh như sốt, khó nuốt, sưng đau họng,... Loại thuốc trị bệnh được sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol. Thông thường, liệu trình điều trị bệnh với thuốc giảm đau sẽ ngắn ngày để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc giảm phù nề: Một số loại thuốc giảm phù nề được dùng phổ biến như Chymotrypsin và Serratiopeptidase. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm phù nề và làm tan đờm. Nhóm thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng như dạng uống, thuốc tiêm hoặc thuốc ngậm.
- Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc này được chia thành 2 loại là thuốc kháng viêm NSAID mang công dụng giảm triệu chứng nóng đỏ, sưng tấy ở vòm họng, bao gồm thuốc Ibuprofen và diclofenac. Bên cạnh đó còn nhóm thuốc Corticosteroid có tác dụng kháng viêm mạnh, được chỉ định trong trường bệnh tai mũi họng tiến triển sang giai đoạn nặng, nhóm thuốc này gồm có betamethasone, prednisolone, dexamethason,...
Thuốc Tây y mang đến hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, chóng mặt, nôn mửa, suy giảm chức năng gan thận,... sau quá trình điều trị. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do người bệnh sử dụng thuốc sai cách, sai liều lượng, lạm dụng trong thời gian dài. Vậy nên, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ, dược sĩ.
Phương pháp điều trị tai mũi họng bằng phẫu thuật
Đối với trường hợp bệnh tai mũi họng không có hiệu quả với phương pháp điều trị nội khoa thì phẫu thuật sẽ là lựa chọn tối ưu. Cụ thể, dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất:
- Phẫu thuật nạo VA: Phương pháp phẫu thuật nạo VA là biện pháp nhằm loại bỏ các tổ chức VA (mô bạch huyết nằm ở vòm miệng, khoang mũi). Đây là phương pháp được chỉ định khi người bệnh đã bị nhiễm trùng tái phát hơn 6 lần/năm, gây biến chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm tai giữa nặng. Đây là phẫu thuật nhỏ, được thực hiện nhanh chóng và tốc độ phục hồi nhanh.
- Phẫu thuật cắt Amidan: Đây là phương pháp để điều trị dứt điểm viêm amidan, được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm amidan kéo dài, người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa, xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, tắc nghẽn đường thở.
- Phẫu thuật vá nhĩ nội soi: Đây là kỹ thuật nhằm sửa chữa lại những lỗ thủng hoặc vết rách trên màng nhĩ. Điều này không chỉ phục hồi chức năng nghe mà còn bảo vệ tai giữa, ngăn ngừa nhiễm trùng kéo dài.
- Nội soi mũi xoang: Phương pháp phẫu thuật nội soi xoang mũi được thực hiện bằng cách dùng ống nội soi qua đường mũi dưới, sau đó thực hiện các thủ thuật để phục hồi khả năng lưu thông của lỗ thông xoang mũi, đồng thời cũng giúp niêm mạc tại xoang tự phục hồi về chức năng và cấu trúc.
Các phương pháp phẫu thuật này được chỉ định trong trường hợp bệnh tai mũi họng chuyển biến sang giai đoạn nặng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, để tránh những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, xuất huyết,.... cần đảm bảo lựa chọn các đơn vị bệnh viện uy tín, cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm, được hỗ trợ với hệ thống máy móc hiện đại.
Mẹo điều trị bệnh tai mũi họng tại nhà
Đối với tình trạng bệnh tai mũi họng ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà thông qua các phương pháp dưới đây:
- Xông hơi ấm: Việc giữ cho xoang mũi được thông thoáng nhưng không làm khô niêm mạc vô cùng quan trọng. Đặc biệt, khi xông hơi ấm sẽ làm dịu mô xoang, giảm đau nhức và tình trạng nghẹt mũi. Nhờ đó tạo cảm giác thông thoáng và dễ chịu. Có nhiều cách để xông hơi, bạn có thể mở vòi hoa sen ở chế độ nước ấm rồi ngồi trong phòng tắm hoặc đun một nồi nước sôi, hé nắp vung và trùm đầu để nước nóng bốc hơi lên xông mũi.
- Chườm ấm: Để giảm triệu chứng sưng viêm tai mũi họng, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm ấm. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng 1 chiếc khăn bông nhúng vào nước ấm, vắt khô nước rồi chườm lên vùng mũi, sát tai hoặc cổ họng. Sau khoảng 15 - 20 phút bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Bác sĩ tai mũi họng cho biết, nước muối sinh lý có khả năng làm sạch vi khuẩn tại đường mũi, họng hiệu quả. Vậy nên, bạn có thể sử dụng để rửa mũi hằng ngày để giảm các triệu chứng bệnh lý liên quan đến bộ phận này. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng nước muối sinh lý được bán tại các nhà thuốc, không dùng nước muối tự pha vì chúng ta không thể đảm bảo tỉ lệ pha chuẩn, khiến nước muối có hàm lượng muối cao, dễ dàng gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Tập yoga: Yoga không chỉ cải thiện độ dẻo dai của cơ thể, tăng cường sức khỏe xương cốt mà còn có tác dụng hoạt huyết, làm tan các dịch nhày tại xoang mũi, cổ họng hiệu quả.
- Thay đổi tư thế ngủ: Giấc ngủ vô cùng quan trọng, giúp cơ thể phục hồi và thúc đẩy khả năng tự sửa chữa các thương tổn. Bởi trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ sản sinh tế bào bạch cầu giúp chống lại các vi khuẩn, virus gây viêm tai mũi họng. Tư thế ngủ được chuyên gia khuyến khích là nằm ngửa và kê cao gối. Nhưng lưu ý không kê gối quá cao, thông thường chỉ khoảng 10cm.
Phương pháp trị tai mũi họng bằng Đông y
Khác với Tây y, trong Đông y quan niệm bệnh tai mũi họng có nguyên nhân xuất phát từ các tạng phủ và kinh lạc liên quan như tâm, can, tỳ, thận, phế hoặc của âm dương khí huyết hoặc cũng có thể do nhiễm độc từ bên ngoài vào cơ thể. Tùy từng chứng bệnh, thầy thuốc Đông y sẽ đưa ra các bài thuốc điều trị tương ứng, nhưng hầu hết, các bài thuốc này sẽ được kết hợp giữa nhiều dược liệu thiên nhiên. Phương pháp này sẽ có những ưu - nhược điểm cụ thể sau:
Ưu điểm:
- Các bệnh tai mũi họng được điều trị tận gốc, hạn chế tối đa nguy cơ bị tái phát nhờ nguyên lý điều trị bệnh từ gốc rễ, căn nguyên.
- Phương pháp sử dụng các loại thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn. hạn chế tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn, người bệnh cần kiên trì thực hiện và tuân thủ hướng dẫn từ thầy thuốc.
- Thuốc đông y được kết hợp từ nhiều vị dược liệu khác nhau nên một số người không quen hương vị, hơi khó uống trong thời gian đầu.
- Thuốc cần được bốc đúng định lượng, quá trình sắc đủ thời gian để hiệu quả phát huy tốt nhất.
Dược liệu trị bệnh Tai Mũi Họng
Y học cổ truyền đã phát hiện ra nhiều loại dược liệu có tác dụng trong điều trị bệnh tai mũi họng. Không chỉ mang hiệu quả cao, các dược liệu này hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất dễ tìm, giá thành hợp lý, lại an toàn cho sức khỏe, hạn chế tối đa những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhược điều của phương pháp này là chỉ áp dụng cho tình trạng bệnh nhẹ, đang ở giai đoạn đầu. Vậy nên, nếu bạn mới khởi phát triệu chứng bệnh, có thể dùng các dược liệu dưới đây để cải thiện sức khỏe.
Lá tía tô
Tía tô còn có tên gọi khác là tử tô, xích tô, é tía và tên khoa học là Perilla frutescens. Đây là vị thuốc được Y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, có tính ấm, vị cay, được quy vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, giúp điều trị các chứng bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng hiệu quả. Tác dụng này cũng đã được Y học hiện đại chứng minh bởi thành phần lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, thúc đẩy làm lành niêm mạc tai mũi họng.
Cát cánh
Cát cánh có tên gọi khác là mộc tiện, bạch dược, kết cánh, cánh thảo, phù hổ. Dược liệu có vị ngọt, tính hơi ôn, được quy vào kinh Tỳ. Cát cánh thường có mặt trong các bài thuốc trị bệnh tai mũi họng, đặc biệt có tác dụng long đờm, tiêu mủ, sưng đau họng, ho khan, kho gió, sưng phổi. Bên cạnh đóm dược liệu này còn được dùng làm vị thuốc giải trừ cảm mạo và làm thuốc an thai rất tốt.
Bạch chỉ
Bạch chỉ là cây thảo lâu năm, thường có độ cao 1 - 2m và được trồng nhiều tại các vùng núi và ở các tỉnh đồng bằng. Trong Y học cổ truyền, bạch chỉ được biết đến là dược liệu có vị cay, tính ôn, được quy vào 3 kinh Phế, Vị và Đại trường. Bạch chỉ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, điều tị bệnh tai mũi họng hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng có tác dụng trị đau răng và đau đầu.
Hoàng cầm
Một trong những dược liệu được dùng phổ biến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng là hoàng cầm. Hoàng cầm là dược liệu có vị đắng, tính lạnh, được quy vào 5 kinh gồm: Tâm, can, phế, đởm, đại trường. Các thầy thuốc Y học cổ truyền cho biết, hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, hạ sốt, làm giảm triệu chứng viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mũi hay tắc nghẹt mũi. Tuy nhiên, dược liệu này chống chỉ định cho những người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ mang thai.
Thương nhĩ tử
Thương nhĩ tử hay còn có tên gọi quen thuộc là ké đầu ngựa. Đây là dược liệu có tính ấm, vị cay, đắng, được quy vào kinh phế. Trong Y học, thương nhĩ tử được dùng để chữa viêm xoang, giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh như: Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi,...
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số dược liệu dưới đây cũng được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh tai mũi họng:
Huyệt đạo trị bệnh Tai Mũi Họng
Theo Y học cổ truyền, các bệnh về tai mũi họng có liên quan trực tiếp đến chức năng của thận, tỳ, phế. Bởi khi thận, tỳ, phế suy yếu sẽ làm giảm chức năng phòng vệ, khiến hư hỏa, tà khí, hàn khí xâm nhập. Tình trạng này kéo dài dẫn đến đến khí huyết ứ trệ, tổn thương và viêm đau các bộ phận của tai mũi họng cùng các vùng lân cận.
Phương pháp châm cứu, bấm huyệt tác động trực tiếp lên các huyệt đạo chủ quản thuộc vùng tai mũi họng nhằm mục đích:
- Lưu thông khí huyết giải phóng tắc nghẽn, ứ trệ và đẩy lùi hàn khí, tà khí, hư hỏa, giúp ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.
- Huyệt đạo có liên kết chặt chẽ với hệ thống thần kinh thụ cảm, giúp giảm triệu chứng bệnh như nghẹt mũi, khó thở, đau sưng,...
- Tăng tuần hoàn máu, cải thiện chức năng của tỳ phế thận, giúp mau chóng hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thông thường, hiệu quả từ phương pháp này sẽ phát huy sau khoảng 7 ngày (đối với trường hợp bệnh nhẹ) và khoảng 20 ngày (đối với trường hợp bệnh nặng, bệnh mãn tính). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, phương pháp này chống chỉ định trong các trường hợp như:
- Những người đang có tổn thương, vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng tại huyệt đạo.
- Người đang có thể trạng suy yếu, bị các chứng bệnh như tim mạch, rối loạn đông máu.
- Trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ đang trong thai kỳ tuyệt đối không pháp dụng chữa bệnh tai mũi học bằng phương pháp khai thông huyệt đạo.
- Người đang trong trạng thái quá no, quá đói hoặc đang bị sốt cao, có triệu chứng co giật, động kinh.
Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh tốt, người bệnh cũng cần lưu ý tác động đúng huyệt đạo, đúng vị trí và đúng kỹ thuật. Việc tự ý thực hiện tại nhà có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Chính vì vậy, chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên lựa chọn đơn vị thăm khám uy tín để tiến hành điều trị.
Dưới đây là danh sách các huyệt đạo được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh liên quan đến tai mũi họng.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.